Page 341 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 341
328 • HỘI AN (0510)
Nhà có
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
các kiến trúc cổ ở Hội An hiện
nay xưa nhất cũng chỉ mới làm
lại từ đầu thế kỷ 19, mặc dù
năm khởi dựng có thể xưa hdn
nhiều. Khí hậu gió mùa nhiệt
đới, ngập lụt, và nhất là chiến
tranh, những lần đốt phá vào
thế kỷ 18 đã san bằng thành
phố Hội An với những dãy phố
người Nhật, người Hoa... Sau
đó Hội An hổi sinh, thương
nhân chỉ có người Việt, người
Hoa, bởi vậy dẫu người Nhật
đã từng xây nhà, lập chùa ở
Nhà cổ Quản Thắng, đường Trần
đây, nhưng dấu vết hiện nay
Phú. trên của chính là 2 mắt cửa.
không còn gì.
Nhà ỏ kiểu cổ Hội An có bố
cục ‘nhà hình ống’, vì mặt tiền hẹp, chỉ 6 mét, nhưng rất dài, chiều
dài có thể đến 50 mét. Nay vẫn còn những căn nhà mặt tiền (chỗ
cửa hàng buôn bán) ở đường Nguyễn Thái Học), mặt hậu là đường
Bạch Đằng, chỗ lên hàng hóa đường sông. Kiểu nhà hình ống này
trước kia cũng rất phổ biến ở các khu thương mại ở Huê' hay Hà
Nội cổ. Nhà dài nên đoạn giữa có sân lộ thiên để được sáng sủa
và thông khí. Nhà cổ Hội An cũng có nhà có lầu, nhưng thường là
tầng lầu thấp bé, không dùng để ở mà ch? là nơi chứa hàng hóa,
muốn lên, dùng một thang gỗ nhỏ.
‘Mắt cửa’ thì nhà cổ nào cũng có. Đó là hai cái núm gỗ tròn nằm
trên cửa chính, trên núm chạm hình âm dương, bát quái, mặt hổ,
rồng... Mỗi nhà có hai con mắt nhìn vào khách bộ hành trông rất
có hồn. Ngày Tết gia chủ còn dùng vải đỏ buộc vào hai mắt cửa
cho thêm vui vẻ.
Nếu chú ý nhìn sẽ thấy các kiến trúc cổ còn có ‘trần nhà vỏ
cua’. Gọi như vậy vì ở hiên nhà, trần gỗ cong vòm duyên dáng,
các phần nâng đỡ được chạm khắc công phu.