Page 342 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 342
HỘI AN (0510) • 329
Chùa Cầu
Cây cầu có mái này là viên ngọc quí của Hội An, và qua lại
dưới bộ mái ngói âm dương rêu phong là biết bao thế sự.
Không ai biết chắc cầu có từ khi nào, có thể vào cuối thế kỷ
16. Năm 1695, nhà sư người Hoa Thích Đại Sán trong tập
hồi ký đã nhắc đến cây cầu này dưới tên ‘cầu Nhật Bản’, cái
tên bây giờ dân Hội An vẫn còn dùng. Bức hoành phi lớn chữ
Hán ‘Lai Viễn Kiều’ đặt trên cầu là do chúa Nguyễn Phúc Chu
ban cho năm 1719, nhân khi chúa đi ngang đây. Giữa cầu
nằm lạc lõng một ngôi miếu nhỏ. Xưa kia, thì ngay trên cầu,
hai bên ngôi miếu này là những quán hàng mua bán vui vẻ.
Quá khứ xa xưa vẫn bao trùm. Ngôi miếu trên cầu thờ
tượng Huyền Thiên Đại Đế. “Tục truyền xưa kia ở phía Bắc
lục địa châu Á sinh ra một quái vật, gọi là con Cù. Đầu ở
tận phương Bắc, mình bên Nhật Bản, đuôi kéo dài sang nước
» 4.
ta. Mỗi lần cù trở mình cả lục địa rung chuyển. Nhật Bản s
là điểm chịu nhiều tai họa nhất uì nằm giữa thân cù gây ra Co
nạn động đất triền miên ở nước này. Vì vậy, người Nhật tôn
sùng vị thần đủ sức mạnh ngăn chận tai họa, đồng thời hỉnh
thành một lớp người luyện tập theo phép thần, họ chuyên
làm nghề phong thủy. Theo người dân địa phương truyền
tụng, người Trung Hoa ở dây từ xưa thường mời đạo sĩ cùng
những người giỏi thuật phong thủy ỗ Nhật Bản xem thế đất
cắm điểm dựng đền thờ Huyền Thiên đại đê’ (theo Nguyễn
Quốc Hùng, ‘Phố cổ Hội An’, 1995).
Người xưa còn để một câu đô': Một đầu cầu để hai tượng
khỉ, đầu cầu kia chỉ có một tượng chó. Có người giải thích vì
cầu xây trong ba năm, từ năm khỉ đến năm chó.
Nhà cổ Phùng Hưng, 4, Nguyễn Thị Minh Khai, từ chùa
Cầu đi thêm chục mét. Nhà này đặc biệt có tầng lầu cao, nội
thất rộng, tầng lầu có các hành lang bao quanh. Được xếp
hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Nhà thờ họ Nguyễn Tường, 18/2 Nguyễn Thị Minh