Page 339 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 339
326 • HỘI AN (0510)
quận công Nguyễn Nghiễm, và 2 bài họa của các tùy tướng.
Nguyễn Nghiễm (1707 - 1776), thân phụ của nhà thơ Nguyễn
Du, là Tả Tướng quân của quân đội chúa Trịnh, đánh chiếm
Hội An (của nhà Nguyễn) năm 1775.
Chùa Quan Âm, ngay góc Trần Phú - Nguyễn Huệ. Trên
cổng ghi chữ Hán ‘Minh Hương Phật Tự’, chùa Phật kiểu Hoa.
Hội quán Phúc Kiến, 46 Trần Phú, lớn nhất và nhiều
màu sắc nhất. Khởi dựng năm 1857, thờ bà Thiên Hậu. Hai
bức tranh lớn vẽ trên tường một bên hình bà Thiên Hậu đang
cứu người bị nạn trên biển; bức tranh trên vách đô3 diện vẽ
sáu ông tướng cỡi ngựa, lãnh đạo phong trào ‘bài Thanh, phục
Minh’. Dĩ nhiên họ là kẻ chiến bại và con cháu phải tị nạn
chính trị mà lưu lạc sang đất Hội An.
00 Hai tượng thần lớn Thiên Lý Nhĩ (Nghe xa ngàn dặm) và
Địa Lý Nhãn (Thấy xa ngàn dặm) là hai vị thần phụ tá bà
Thiên Hậu phát hiện người bị nạn trên biển. Trên điện thờ
rõ ngoài bà Thiên Hậu còn có các vị thần quen thuộc của người
Hoa như Thần Tài, 12 Bà Mụ.
Hội quán Trung Hoa, 64 Trần Phú, thành lập rất sớm,
vào năm 1741, là hội quán chung cho cả 5 bang người Hoa,
thờ bà Thiên Hậu. Bà Thiên Hậu sinh năm 960 tại tỉnh Phúc
Kiến, mất năm 27 tuổi. Điểm quan trọng nhất là bà hay xuất
hiện cứu người bị nạn trên biển, nên di dân Trung Quốc sau
khi vượt biển bình an đến Việt Nam hết lòng tôn thờ. Miếu
thờ bà Thiên Hậu thường có chiếc thuyền buồm ‘Thuận Phong
thuyền’ cầu chúc an lành trên biển.
Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An, 80 Trần Phú. Chính
căn nhà cũng là nhà cổ đẹp, được trùng tu với sự đóng góp
của đại học Chiêu Hòa, Nhật.
Hiện vật trưng bày phần lớn là những cổ vật vớt lên năm
1993 từ xác tàu chìm 400 năm trước ngoài biển Hội An. Con
tàu này chở gốm Việt Nam xuất ngoại, gốm làng Chu Đậu,
một làng gốm thuộc tỉnh Hải Dương bây giờ. Gốm Chu Đậu