Page 95 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 95
N G U Y Ễ N Đ ÌN H C H lỂ U
N G Ô I S A O S Á N G T R O N G V Ă N N G H Ệ C Ủ A D Â N T Ộ C
PHẠM VĂN ĐỔNG
Đề tuyến sinh: Anh (chị) làm rõ hai câu sau đây:
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời, ý chính và mục đích của tác
phẩm “N guyễn D inh C hiểu ngôi sao sán g trong văn n ghệ củ a
d ân tộ c” qua ngòi bút của Phạm Văn Đồng.
Câu 2: Giải thích tựa đề “N guyễn Đ ình C hiểu ngôi sao sán g trong văn
nghệ củ a d ân tộ c” của tác giả Phạm Văn Đồng,
Câu 1: Hoàn cảnh ra đòfi, ý chính và mục dích của tác phẩm “Nguyễn Đình
Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”.
1, Hoàn cảnh ra dời:
Trong phần mở đầu của bài viết, tác giả Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh: “ngôi
sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẻ phải sáng tỏ hơn
nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc”, nhâ't là trong lúc này. Đó là thời điểm
năm 1963, một thời điểm rất có ý nghĩa: Từ nàm 1954 đến 1960, Mỹ và chính
quyền Ngô Đình Diệm triển khai chính sách tố cộng, bức hại những người
kháng chiến cùng gia đình họ. Chúng lê máy chém khắp miền Nam (luật
10 -1959), bắt bớ, tàn sát đẫm máu phong trào cách mạng. Trước tình hình đó,
hàng loạt phong trào đấu tranh chông Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm của
nhân dân miền Nam nổi lên tiêu biểu là phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre (quê
hương cụ Đồ Chiểu). Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, giúp cho ta hiểu
tại sao tác giả Phạm Văn Đồng viết bài vàn này vào tháng 7 - 1963 nhân dịp kỉ
niệm 75 năm ngày mất của cụ Nguyễn Đình Chiểu (tháng 7 - 1888).
2, Những ý chính của bài viết:
Ý l: N hận xét, đ án h g iá về cuộc đời và qu an niệm sán g tác củ a
Nguyễn Đ ình C hiểu - n h à thơ yêu nước.
ơ phần này, tác giả Phạm Văn Đồng viết: “Người chiến sĩ Nguyễn Đình
Chiểu mà đời sống và hành động của ông là tấm gương anh dũng... cuộc đời và
thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh, phấn đấu vì nghĩa
lớn”. Tác giả viết thêm: “Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút viết văn là một
thiên chức”. Cái thiên chức của Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn thông nhât với lẽ
làm người, ớ Nguyễn Đình Chiểu, văn với người chỉ là một. Cuộc đời và sự
nghiệp của ông đã hùng hồn chứng minh quan niệm đó.
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
(Nguyễn Đình Chiểu)
94