Page 419 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 419
Cái giá khoa danh thế mới hời
Ghế tréo lọng ngồi bảnh chọe
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi”.
(Ông Tiến sĩ giấy - Nguyễn Khuyến)
Câu hỏi:
Câu 1: Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật, cấu trúc của bài thơ
trên?
Câu 2: Ý nghĩa nội dung của bài thơ.
Câu 3: Những từ ngữ và lời thơ nào thể hiện sự mỉa mai châm biếm
“Ông Tiến sĩ g iấ y ”?
Câu 4: Ngày nay, hình ảnh “ô n g Tiến sĩ g iấ y ” có còn hiện hình trong
cuộc sông của chúng ta hay không?
TRẢ LỜI
Câu 1:
- Bài thơ “Ông Tiến sĩ giấy” thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bài
thơ gồm có hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận và hai câu kết. Hai câu luận
là thể hiện ý nghĩa trọng tâm của bài thơ.
- Với nghệ thuật ẩn dụ, so sánh ngầm nhằm mượn hình ảnh “ông Tiến sĩ
giấy” để mỉa mai, châm biến những ông Tiến sĩ thật, có bằng thật nhưng là
học giả, không có năng lực, phẩm chất là loại “hữu danh vô thực”.
Câu 2:
Nhà thơ mượn hình ảnh “ông Tiến sĩ giấy” để nói về ông Tiến sĩ thật lúc
bấy giờ. Nhà thơ nhằm vạch trần bộ mặt giả dối của nhân vật “ông Tiến sĩ
giấy” bằng cách chỉ ra mâu thuẫn giữa hình thức bề ngoài lộng lẫy, hào nhoáng
nhưng thực chất bên trong là sáo rỗng, thảm hại của nhân vật chỉ là kẻ “hữu
danh vô thực”.
Câu 3:
Những từ ngữ mỉa mai, châm biếm “ông Tiến sĩ giấy” là: “Sao mà nhẹ”;
“Thế mới hời” và lời thơ thật xấu hổ, đáng thương cho nhân vật: “Nghĩ rằng đồ
thật hóa đồ chơi”.
Câu 4:
Thật sự mà nói, hình ảnh “ông Tiến sĩ giấy” không chỉ có ý nghĩa nhất
thời, không chỉ diễn ra trong thời đại của nhà thơ Nguyễn Khuyến mà hình
ảnh trên vẫn là hình tượng nghệ thuật mang tính phổ biến trong thực trạng xã
hội hiện nay của chúng ta. Có những kẻ bề ngoài mang danh nghĩa là người có
học thức, có học vị cao nhất nào là Thạc sĩ, Tiến sĩ,... học giả mà lại bằng thật
418