Page 414 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 414
HƯỚNG DẪN
I. PHẨN GIỚI THIỆU
Nhận định đánh giá về bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng lại có
hai ý kiến trái chiều với nhau.
- Ý kiến 1 cho rằng: Bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng thể hiện
lẽ sống đẹp của người lính thời kháng chiến chông Pháp.
- Ý kiến 2 lại nói rằng: Bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng biểu
hiện tình cảm riêng tư, cá nhân, có tính uỷ mị trong tâm hồn người lính không
phù hợp trước hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ.
Cần nắm rõ nội dung, ý thơ trong bài “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng
để làm sáng tỏ các ý kiến trên.
II. PHẦN TRỌNG TÂM
A. Ý kiến 1: Lẽ sống đẹp của người lính “Táy T iến ” thời kháng chiến
chông Pháp qua bài thơ “Tăy T iến ” của nhà thơ Quang Dũng.
+ Phẩm chất 1: Sự chịu đựng gian khổ và niềm lạc quan của người lính.
Chúng ta vẫn còn nhớ lời nói của học giả Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó,
không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Quả thật, người lính “Tây Tiến” qua nét bút tài hoa của nhà thơ Quang Dũng
trong bài thơ cùng tên của ông, tác giả khắc họa hình ảnh người lính thật đẹp,
họ đã xem thường gian khổ, chấp nhận mọi hi sinh khi bước vào cuộc chiến
đấu, sông chết với quân thù xâm lược Pháp. Địa bàn hoạt động của đoàn quân
thật rộng với nhiều địa danh hiểm trở nào Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch,
Pha Luông,... Nhưng bước chân người lính, họ đã vượt qua với thi ảnh: “Sài
Khao sương lấp đoàn quân mỏi”. Lời thơ cho chúng ta hình dung trên đường
hành quân, đoàn quân đang di chuyển đến Sài Khao, sương rừng như đang bao
phủ, che lấp cả đoàn quân trong trạng thái mệt mỏi trước thực tế khắc nghiệt
của chiến trường càng chứng tỏ sự chịu đựng của người lính thật vô cùng. Rồi
đoàn quân vẫn bước tiếp, tiến về địa danh Mường Lát, đêm đã xuông, hương
hoa rừng giữa đất trời Tây Bắc lan tỏa khắp không gian và tâm hồn người lính
vẫn mở rộng để đón nhận mùi hương thơm của núi rừng như hòa quyện cùng
hơi thở người lính toát lên một tình yêu thiên nhiên thấm đẫm là thể hiện
niềm lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống trong tâm hồn người lính trẻ mãi mãi đế
lại trong chúng ta niềm trân quý, tự hào.
+ P hẩm ch ất 2: Chinh phục trước sự hùng vĩ, hiểm trở của thiên nhiên.
Hàng loạt từ láy gợi hình với “khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút” cho chúng
ta hình dung người lính đang đối diện trước cái hùng vĩ, hiểm trở của thiên
nhiên. Nếu không có sự quyết tâm, một ý chí vững mạnh, ngại khó thì bước
chân người lính không thể vượt qua, không thể chinh phục thiên nhiên. Nhưng
4 13