Page 416 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 416
nhớ nhất với hình ảnh “dáng kiều thơm” là giây phút họ đang nhớ về hình
bóng người con gái đất Hà Thành thật đáng yêu đã in sâu trong tâm hồn người
lính lúc ra đi là thể hiện một tình cảm thật đẹp đó là tình riêng, một góc riêng
trong tâm hồn người lính như cùng hòa nhịp với tình chung tạo thành một sức
mạnh mới trong chiến đấu là phẩm chất đẹp và lẽ sống đẹp của người lính thời
đại Hồ Chí Minh thuở ấy.
Liên hệ: Và chúng ta còn nhớ trong hồn thơ Đất Nước của nhà thơ Nguyễn
Đình Thi cũng khắc họa một nỗi nhớ của tình riêng của một góc tâm hồn riêng
trong trái tim người lính cũng thật thắm thiết, thấm đẫm tính nhân văn như
thê với lời thơ: “Những đêm dài hành quân nung nấu. Bỗng bồn chồn nhớ mắt
người yêu”. (Nguyễn Đình Thi)
+ Phẩm chất 5: Thà quyết tử cho Tổ quôc quyết sinh.
Chi tiết 1: Quả thật, trong gian khổ người lính đã vượt qua để chiến đấu và
trong hi sinh mất mát, họ không nản lòng cùng một quyết tâm vững tin, kiên
định với thi ảnh: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Phải chăng, dù họ nhìn thấy
đồng đội đã nằm xuống bên chân đèo, góc núi nơi biên giới Việt - Lào. Họ cũng
bùi ngùi thương tiếc cho tình đồng đội đã bỏ mạng tại chiến trường nhưng họ
đã biến đau thương thành sức mạnh, hành động quyết liệt, quyết trả thù với
tiếng gọi: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Lời thơ như một lời thề:
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Với họ vẫn hiểu rằng, khi bước vào chiến
trường là phải chiến đâu, chấp nhận hi sinh, mất mát đó là quy luật trong
chiến tranh là lẽ thường tình. Và họ nghĩ rằng, muôn giành lại độc lập tự do
cho Tổ quô'c phải trả bằng máu và quãng đời xanh, quãng đời trai trẻ của họ
nào tiếc gì. Với họ, quãng đời xanh là quãng đời hữu hạn, nhỏ bé mà quãng đời
dân tộc, tổ quốc, đất nước mới là quãng đời rộng lớn, vô hạn cần phải gìn giữ,
bảo vệ cho đến hơi thở cuôl cùng là thể hiện lẽ sông đẹp của người lính thời
kháng chiến. Đúng như lời bày tỏ của nhà thơ Thanh Thảo cũng mang một vẻ
đẹp như thế với tiếng thơ: “Tuổi hai mươi làm sao không khỏi tiếc. Nhưng ai
cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi là Tổ quốc”.
Chỉ tiết 2: Càng đẹp hơn ! Người lính Tây Tiến khi ra đi dấn thân vào
chiến trường, họ có một quan niệm dứt khoát. Với họ: “Tây Tiến người đi
không hẹn ước”, ra đi không nói câu trở lại bao giờ. Vì họ hiểu rằng, bước vào
chiến trường để chiến đấu với quân thù là chấp nhận hi sinh, mất mát thương
tật, phải có hi sinh mới đem lại vinh quang chiến thắng, có bỏ mạng tại chiến
trường mới làm nên những vòng hoa nguyệt quế. Với họ “Hạnh phúc hiện hình
trong hi sinh và gian khổ” muốn giành lại tự do độc lập thì phải trả bằng máu
và nước mắt, vì thế họ thanh thản để nói lên lời thề ước lúc ra đi. Và họ cũng
hiểu rằng, từ xưa ông cha ta cũng từng quan niệm như thế với: “Nhất khứ bất
phục hoàn” hay “Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi” là có ý nghĩa một đi không
trở lại và xưa nay khi bước vào chiến trận thì có ai nói câu trở lại bao giờ. Và
41 5