Page 258 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 258
H Ổ N TR Ư Ơ N G BA, D A H À N G T H ỊT
Lưu QUANG VŨ
Để tuyển sinh: Anh (chị) làm rõ hai câu sau đây:
Câu 1: Anh (chị) nêu lên hoàn cảnh sáng tá c cùng chủ đề kịch bản
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.
Câu 2: Anh (chị) giải thích ý nghĩa tựa đề “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
trong kịch bản cùng tên của nhà viết kịch Lvtu Quang Vũ.
HƯỚNG DẪN
Câu 1. Nêu lên hoàn cảnh sáng tác cùng chủ đề kịch bản “Hồn Trương
Ba, da hàng thịt”.
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ dựa
vào truyện cổ tích dân gian mang tính chất huyền thoại của Việt Nam. Với tựa
đề “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” cùng những nhân vật cũ như Nam Tào, Bắc
Đẩu là những quan nhà trời thiếu tinh thần trách nhiệm đã gạch tên Trương Ba
ở hạ giới. Trương Ba phải chết oan. Vừa lúc ấy Đế Thích cũng là quan nhà trời
nhằm sửa sai, muôn cho hồn Trương Ba sông lại, Đế Thích lấy xác anh hàng
thịt vừa mới chết nhập vào hồn Trương để cho Trương Ba được sông nhằm nói
lên “vấn đề tái sinh”.
Lưu Quang Vũ cũng chọn tựa đề này, cùng những nhân vật củ của truyện.
Nhưng ở phần cuôì của kịch bản, Lưư Quang Vũ đã có một cái nhìn mới, một tư
duy mới là hồn người này nhưng lại là xác người kia là không hợp lí, trái với quy
luật tự nhiên của tạo hóa, đưa đến nỗi đau của con người chính là nỗi đau của
nhân vật Hồn Trương Ba. Đó là quan niệm đúng đắn của tác giả để viết lên kịch
bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” vào năm 1981. Đến 1984 mới được công diễn
trong nước và năm 1987 được công diễn tại Pháp, đã gây một tiếng vang rất lớn
với kiều bào, thổi vào nền kịch nói Việt Nam một luồng sinh khí mới thấm đẫm
tính nhân văn.
2. Chủ đề: Kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” như một luồng gió mới
thối vào nền kịch nói Việt Nam sau năm 1975. Tác giả viết lên kịch bản này
nhằm đề cao “cái tôi, cái chủ thể” là quyền sông chính đáng của con người
phải được tôn trọng, bảo vệ, không có sự áp đặt tùy tiện làm cho con người
biến chất, tha hóa đánh mât chính mình và hình thành một xã hội không
lành mạnh tô4 đẹp.
257