Page 254 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 254

HƯỚNG  DẪN
   I.  PHẦN GIỚI THIỆU

      Đọc  tác  phẩm  “Chiếc  thuyền  ngoài  xa”  của  nhà  văn  Nguyễn  Minh  Chầu,  toát
   lên bức tranh  đời  sông của người  dân chài vùng biển miền Trung sau giải  phóng,
   thấy  được  sô  phận  đau  thương  của  người  phụ  nữ hàng  chài.  Nhà  văn  đồng  cảm
   thương  xót  sô' phận  người  phụ  nữ trước  nạn  bạo  hành  trong  gia  đình  nhằm  lên
   án  hành  động  tàn  bạo,  vũ  phu  của  người  chồng.  Qua  đó,  ca  ngợi  những  phẩm
   chất  đẹp về  người  phụ  nữ hàng chài,  nghệ  sĩ nhiếp ảnh Phùng,  chánh  án Đẩu và
   nhà văn  nêu  lên ước vọng làm  sao  cuộc  sống người  dân hàng chài  được nâng cao,
   nạn  bạo  hành  trong  gia  đình  không  còn  đất  sống.  Viết  lên  những  vấn  đề  ấy
   bằng  những  trang  văn  làm  lay  động  lòng  người  là  thể  hiện  giá  trị  nhân  đạo
   trong tác phẩm.
   II. PHẦN TRỌNG TÂM
      Giá trị nhãn đạo trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.
      1.    Nhân  dạo  1:  Nhà  văn  thương  xót  cho  sô  phận  người  phụ  nữ  hàng
   chài nhằm lên án nạn bạo hành trong gia đình.
      а.  Chi  tiết  lĩ  Đọc  và tìm  hiểu  tác  phẩm  “Chiếc  thuyền  ngoài xa”  qua  ngòi  bút
   của  Nguyễn  Minh  Châu,  toát  lên  một  bức  tranh  đời  sống  về  một  gia  đình  hàng
   chài  tại  vùng biển  miền  Trung sau  giải  phóng.  Tác  giả khắc  họa,  hình  ảnh  người
   phụ  nữ phải  gánh  chịu  tất  cả  những  nỗi  đau  thương,  cơ  cực,  bế tắc  của  gia  đình.
   Người  phụ  nữ hàng chài  vừa là  người vỢ, vừa là người  mẹ,  sô'ng bằng nghề  lưới vó
   thật lam  lũ,  khó nhọc,  nuôi  một  đàn con gần  chục  đứa trên  chiếc thuyền  chật hẹp,
   tù túng,  là gánh nặng trên  đôi vai  của chị với  bao khố  cực biết nhường nào.  Ngoài
    nỗi  lo  toan  ấy,  chị  còn  nghĩ một  nỗi  đau khác,  nỗi  sợ khác,  không biết lúc nào  lão
    chồng,  hắn  thấy  khổ  quá,  bức  bách,  hắn  lôi  chị  ra  đánh,  đánh  trên  thuyền,  đánh
    cả trên bờ,  đè  nặng cả về tâm lí  cùng nỗi  đau thân  xác lẫn nỗi  đau trong tâm hồn
    của  chị.  Nhà  văn  viết  lên  được  điều  ấy,  chứng  tỏ,  tác  giả tha  thiết  với  cuộc  sống,
    yêu thương con người,  đi  sâu vào nỗi đau của con người là thể hiện tinh thần nhân
    đạo trong tác phẩm.
      б.  Chi  tiết  2:  Bên  cạnh  đó,  tác  giả  mạnh  dạn,  viết  lèn  nạn  bạo  hành  trong
    gia  đình  nhằm  phơi  bày  hiện  tượng  tiêu  cực,  mặt  xấu  của  xã  hội,  khi  cái  ác  đã
    hiện  hình  trong  cuộc  sông  nhằm  mục  đích  cảnh  báo  hãy  cứu  lấy  con  người,  khi
    nhân  phẩm  của  người  phụ  nữ bị  xem  thường,  chà  đạp.  Như vậy,  về  mặt  chính
    quyền,  đoàn  thể  cần  phải  vào  cuộc,  hiểu  rõ  đời  sông  của  người  dân  chài,  để  tìm
    ra  những  biện  pháp,  chính  sách  hỢp  lí,  đúng  đắn  nhằm  nâng  cao  đời  sông  của
    họ  đế  nạn  bạo  hành  trong  gia  đình  không  còn  đất  sông,  cái  ác  không  còn  hiện
    hình là thế  hiện tinh thần  nhân đạo trong tác phẩm.


                                                                                253
   249   250   251   252   253   254   255   256   257   258   259