Page 248 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 248
thuyền với nghề lưới vó. Chị ngoài bốn mươi tuổi, thân hình to lớn, thô kệch mặt
lại rỗ. Chị phải lòng với một anh chàng làm nghề đánh cá. Từ đây hình thành
một gia đình hàng chài. Theo bước đi của thời gian, chị có gần cả chục đứa con,
chiếc thuyền lại chật hẹp, cuộc sống trở nên tù túng, nheo nhóc, cơ cực. Từ đây
hình thành nạn bạo hành trong gia đình mà chị là người phải gánh chịu. Vì sao?
Lão chồng, lúc nào hắn cảm thấy khổ quá do áp lực công việc và cuộc sống đè
nặng trên đôi vai của hắn, hắn lại lôi chị ra đánh, đánh trên thuyền, đánh cả lúc
vào bờ thật tàn nhẫn. Xót thương, mỗi lần hắn đánh chị, hắn sử dụng một chiếc
thắt lưng thật lớn của quân đội Sài Gòn cũ, rồi đánh tới tấp trên tấm lưng với
chiếc áo rách, bạc phếch của chị. Vừa đánh, hắn vừa thở hồng hộc, hai hàm ràng
nghiến ken két rồi chửi: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho
ông nhờ”. Trước hành động tàn bạo dã man của chồng, nhưng chị “không hề kêu
một tiếng” cũng “không chống trả” cũng “không tìm cách chạy trốn”. Phải chăng,
chị không có tinh thần phản kháng ư? Không, vì chị nghĩ rằng trước tình huống
ấy, chị kêu than đế làm gì? được gì? chống trả trước một người chồng bạo lực,
hung dữ càng thêm khổ thân mà thôi và chạy trôn thì chạy đi đâu? làm gì? lấy gì
đế nuôi con? Tất cả hành động ấy đều không mang tính khả thi, và chị chấp nhận
cam chịu, nhẫn nhục, đau đớn thân xác lẫn tâm hồn để được sống gần con, được
nuôi con là tấm lòng cao quý của người mẹ. Quả thật: “Đằng sau tấm lưng áo bạc
phếch và rách rưới của người phụ nữ hàng chài là một tấm lòng vàng”.
b. Chi tiết 2: Người mẹ không muốn các con bị tổn thương.
Với chị, khi nhìn thấy các con mình đã lớn, ý thức cá nhân của chúng phát triển.
Chị lo sợ, khi chúng nhìn thấy nạn bạo lực trong gia đình khi bố mắng chửi mẹ,
thô lỗ cộc cằn cùng hành động tàn bạo vũ phu của bô" đối với mẹ. Chị sợ tâm hồn
các con bị tổn thương, vẩn đục và hằn sâu trong suy nghĩ của chúng, lòng căm thù
bố, hận bô" và có thể đưa đến những hậu quả khó lường và chị đưa ra lời đề nghị
với lão chồng, chị nói: “các con đã lớn dừng đánh tôi trên thuyền, mà hãy đưa tôi
lên bờ mà đánh”. Lời nói của chị sao xót xa quá, đau đớn từ trái tim của người mẹ.
Chúng ta chưa bao giờ thấy một người phụ nữ nào, người vỢ nào lại đề nghị với
chồng như chị hàng chài. Nhưng đi sâu vào hoàn cảnh của chị, càng thấy rõ niềm
xót xa, trăn trở, lo lắng từ trái tim người mẹ là có lí, vì chị lo sợ sẽ tác động đến
tâm hồn trong sáng của các con khi ngày ngày, chúng nó đối diện với nạn bạo
hành cứ xảy ra trong gia đình. Phải chăng, lời đề nghị của chị tưởng chừng nhân
phẩm bị chà đạp, nhục mạ, bất lực, bế tắc trước cuộc sống nhưng nếu xét cho cùng
mới thấy hết được, đó là suy nghĩ đúng đắn sâu sắc từ tấm lòng của người mẹ,
muốn bảo vệ các con mình không bị tổn thương về tâm hồn. Quả thật, đó là tấm
lòng bao la cao quý của người mẹ luôn luôn biết quên mình vì các con, là vẻ đẹp
tâm hồn của người phụ nữ hàng chài.
247