Page 243 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 243
Hàng loạt những âm thanh ấy tạo nên những giai điệu, âm điệu, làn điệu để hình
thành ”toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế”. Cũng từ giữa dòng nước sông Hương,
đêm đêm cất lên những điệu hò vừa bồi hồi, xao xuyến vừa êm đềm, bâng
khuâng lắng đọng hình thành những làn điệu dân ca Huế trữ tình ngọt ngào
làm ru lòng người, ru lòng bao du khách, ai đã từng đến Huế. Và dòng sông
Hương được hình tượng hóa “như một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”,
toát lên cảnh đẹp thơ mộng, gợi tình, say đắm như ru lòng người vào thế giới
âm nhạc cung đình Huế. Đặc biệt, tại thành phố Huế, đại thi hào Nguyễn Du
từng sông nơi này (Huế), nhà thơ từng nghe âm thanh của làn nước, những điệu
hò, những câu hát dân gian tạo nên nguồn cảm hứng để nhà thơ viết lên những
trang thơ thấm đẫm nhạc cung đình. Phải có một cái nhìn tinh tế, bao quát,
kiến thức rộng, tha thiết với dòng sông quê hương, thì tác giả mới để lại cho đời
những trang văn thật đẹp, giàu chất thơ về hình ảnh dòng sông Hương đáng
yêu, đáng nhớ đến thế.
b. Dòng sông của thơ ca: Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn vẻ đẹp của dòng
sông Hương là nguồn cảm hứng đôì với người thi sĩ qua từng thời đại, làm nên
những hồn thơ bất hủ cho đời và mang lại sự phong phú cho thơ ca Việt Nam.
Chúng ta vẫn còn nhớ, nhà thơ Cao Bá Quát dưới triều đại Tự Đức vào cuôì thế
kỉ thứ XVIII từng nhìn dòng sông Hương mang vẻ đẹp vừa hoành tráng hùng vĩ,
vừa hiên ngang lẫm liệt giữa bầu trời xanh với thi ảnh: “Trường Giang như
kiếm lập thiên thanh”. Nhà thơ Tản Đà nhìn dòng sông Hương toát lên một
không gian đầy sương khói Huế hòa quyện với màu xanh biêng biếc tràn đầy sức
sống thiên nhiên cùng hòa quyện sức sông của con người với hình ảnh: “Dòng
sông trắng, lá cây xanh”. Đến nhà thơ Thu Bồn của vùng đất Quảng Nam nhìn
dòng sông Hương như mang một tâm trạng, một nỗi niềm, lưu luyến vấn vương
với thi ảnh: “Con sông dùng dằng, con sông không chảy. Sông chảy vào lòng nên
Huế rất sâu”. Với tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường lại nhìn con sông Hương như
một nhân vật trữ tình, người con xứ Huế cũng mang “nỗi vương vấn cả một chút
lẳng lơ kín đáo của tình yêu” qua lời thì thầm: “Còn non còn nước còn dài. Còn
về còn nhớ ...”. Lời thơ đứt quăng với ba dấu chấm lửng ở cuôì câu (...) gợi lên một
nỗi niềm, một tâm trạng vấn vương của người con xứ Huế cũng “là tấm lòng
người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở”.
Liên hệ: Làm sao chúng ta quên được nhà thơ Tố Hữu, một người con sinh ra
và lớn lên giữa lòng thành phố Huế, cũng yêu Huế, yêu dòng sông quê hương mà
hình ảnh dòng sông Hương đã in sâu trong tâm hồn nhà thơ với lời bày tỏ tha
thiết của thi nhân: “Hương Giang ơi! Dòng sông êm. Quả tim ta vẫn ngày đêm tự
tình”. Rồi nhớ về Hàn Mặc Tử trong “Đây Thôn Vĩ Dạ” chúng ta bắt gặp dòng
sông Hương chính là dòng sông trăng, lung linh huyền ảo với: “Thuyền ai đậu
bến sông trâng đó”? Và dòng sông Hương qua cái nhìn của thi nhân, lại trầm
242