Page 16 - Bệnh Hô Hấp, Hen Suyển
P. 16

-  Chẩn  đoán  phân  biệt giữa  ho  và nôn  ra  máu sẽ
          khó, khi bệnh nhân có ho ra máu kèm theo nôn ra chất
           nôn có lẫn máu, do nuốt đờm máu xuống dạ dày. Khi
           đó  cần  khám  kỹ  phổi  và chụp  X-quang,  tìm  hiểu  kỹ
           bệnh sử về dạ dày;  nếu cần  thì soi phế quản  hoặc soi
           dạ dày để phát hiện tổn thương phổi.
               4.6.  Các nguyên nhân chính của ho ra máu

               4.6.1. Lao phổi: Là nguyên nhân hay gặp nhất, tất
           cả các thể lao đều có thể gây ho ra máu từ ít đến nhiều.
           Trong đó lao phổi  tiến  triển  có hoại tử bã đậu chiếm
           đa  số.  Sau  đó  đến  lao  phế  quản,  rất  ít  gặp  ở lao  tiên
           phát và  lao  kê.  Ho ra máu  có  thể lẫn  đờm  bã  đậu  và
           thường có đuôi khái huyết.
               4.6.2.  Ung thư phổi: Nguyên nhân thường gặp chủ
           yếu ở ung thư phổi nguyên phát, ít gặp ở ung thư phổi
           thứ phát. Đờm có lẫn các tia máu, có khi ho máu mức
           độ  vừa,  thường  ho  vào  buổi  sáng  màu  đỏ  tím  (màu
           mận chín).
               4.6.3.  Giãn  phế quản:  Trong  giãn  phế  quản  thể
           khô có thể chỉ biểu hiện bằng ho ra máu, máu đỏ tươi,
           tái phát nhiều lần, dễ nhầm với lao phổi.
               4.6.4. Bệnh tim mạch  và các bệnh khác: Nhồi máu
           phổi,  hẹp  van  2  lá,  bệnh  tim  bẩm  sinh,  bệnh  Good
           Pasture hoặc bệnh hệ thống Collagen. Có thể gặp tất cả
           các  mức  độ  của  ho  ra  máu.  cần  chú  ý:  máu  lẫn  bọt
           màu hồng gặp trong phù phổi cấp.
               4.6.5.  Viêm phổi: Viêm  phổi cấp  do  vi khuẩn, áp
           xe phổi.
               + Viêm phổi thuỳ do phế cầu: đờm màu rỉ sắt.
               +  Viêm  phổi  hoại  tử do  Klebsiella  đờm  lẫn  máu



           16  LẺ ANH SƠN U
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21