Page 12 - Bệnh Hô Hấp, Hen Suyển
P. 12

+  Khạc  ra  các  chất  từ  mũi  họng,  hoặc  các  chất
          trào ngược từ thực quản, dạ dày.
              -  Cần xác định;  thời gian, số lượng, màu  sắc, mùi
          vị có hôi thối không và thành phần của đờm.

              3.3.      Đặc điểm  của  đờm  theo  bệnh  lý phổi phế
          quản
              3.3.1.  Viêm phế quản cấp: sau giai đoạn ho khan là
          giai đoạn ho khạc đờm nhầy mủ vàng hoặc xanh.
              3.3.2.  Viêm  phế  quản  mạn:  khi  không  có  bội
          nhiễm; đờm nhầy trắng hoặc hơi xám.

              3.3.3.  Viêm phổi
              - Viêm phổi thuỳ cấp ở người lớn  do phế cầu:  ho
          khạc  đờm  thường  ở ngày  thứ  3  của  bệnh,  đờm  dính
          khó khạc, có lẫn ít máu gọi là đờm “rỉ sắt”, kèm theo
          có hội chứng đông đặc điển hình. Sau cơn bệnh biến ở
          ngày  thứ  9  của  bệnh,  đờm  trở  nên  loãng,  dễ  khạc,
          trong dần và hết ở ngày thứ 15.
              - Viêm phổi do Klebsiella: Đờm thạch màu gạch.
              - Viêm phổi do trực khuẩn mủ xanh: Đờm xanh lè.
              - Đờm trong phế quản phế viêm:  là đờm nhầy mủ
          xanh hoặc vàng.
              -  Viêm phổi  virus:  thường ho khan  hoặc  có  khạc
          đờm nhầy trắng. Khi bội nhiễm có đờm nhầy mủ.
              3.3.4. Áp xe phổi: Khạc đờm là triệu chứng cơ bản
          của áp xe phổi giúp cho chẩn đoán, theo dõi tiến triển
          và định hướng căn nguyên gây bệnh. Phải theo dõi số
          lượng và tính chất đờm hàng ngày.
              - Giai đoạn đầu ho khan hoặc khạc ít đờm nhầy.
              -  Giai  đoạn  ộc  mủ:  thường  xảy  ra  từ ngày  thứ  5
          đến ngày thứ 10.


           12  LẼANH SƠN bk^n £oạn
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17