Page 47 - Bệnh Cao Huyết Áp
P. 47
Điều quan trọng là phải tuân thủ các lời khuyên của
bác sĩ về việc khi nào thì đo huyết áp và nếu đo thì đo
như thế nào, để cho đừng trở nên lo lắng quá nhiều và
hãy chắc chắn rằng mình biết sử dụng đúng cách một
thiết bị tự theo dõi huyết áp.
5. Tự giúp bằng cách đi khám bệnh
Vì chứng cao huyết áp thường không có triệu chứng
gì rõ rệt, cho nên cách duy nhất để biết được huyết áp
của mình có bình thường hay không là phải định kỳ
kiểm tra huyết áp. Tuổi càng lớn, huyết áp càng có
khuynh hướng tăng cao.
Việc kiểm tra huyết áp thường xuyên phụ thuộc
nhiều vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh và quan
điểm của bác sĩ điều trị. Phụ nữ có thai, người bênh tiểu
đường... đều là những trường hợp đặc biệt cần quan
tâm đến huyết áp. Đối với người có nguy cơ cao huyết
phát triển chứng cao huyết áp do tiền sử gia đình, do lối
sống hay do những nguyên nhân khác, bác sĩ cũng sẽ đề
nghị phải theo dõi huyết áp thường xuyên.
Người bị chứng cao huyết áp do tâm lý sợ bác sĩ nên
tự theo dõi huyết áp của mình tại nhà. Lo lắng có thể làm
cho huyết áp tăng cao, vì thế điều quan trọng là phải cố
thư giãn tối đa trước khi đo huyết áp. Có một số người,
vừa trông thấy bác sĩ là huyết áp đã tăng cao. Trường hợp
này được gọi là hội chứng cao huyết áp do sỢ bác sĩ đến
nay vẫn chưa được hiểu đích xác. Người ta đã ghi nhận
thấy có những người cứ trở nên lo lắng thái quá khi đến
bác sĩ, chỉ vì sỢ phải nghe chẩn đoán là mình mắc phải
một chứng bệnh nào đó và tự bản thân nỗi lo lắng này đã
làm cho huyết áp của họ tăng cao bất thường.
48 HOÀNG THƯỶ - bièn sọan