Page 447 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 447
Xét cho cùng Hồ Chí Minh hay Tôn Trung Sơn
chỉ mượn Khổng giáo để trình bày nhân cách luận
của mình cho phủ hợp với yêu cẩu cách mạng, dù
là dân tộc chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa nhưng
gần với tâm thức dân tộc. Còn về thực chất, cả hai
người đều không phải là theo Khổng giáo.
11. Điều nói trên đây cũng áp dụng cho các tư
tưởng khác. Hồ Chí Minh tiếp nhận mọi tinh hoa
tư tưởng có lợi cho cách mạng, cho nước Việt Nam.
Bác không đòi hỏi người ta phải bỏ tư tưởng của
mình bởi vì điều cần không phải là mọi người đều
nói như nhau, nghĩ như nhau. Điều cần là mọi người
trong khi có tư tưởng, suy nghĩ riêng vẫn hành động
theo quyền lợi của cách mạng và Tổ quốc.
Hồ Chí Minh chấp nhận cá nhân luận của Pháp.
Năm 1946, Người viết trong "Nhật ký":
"Nói chung, những người Pháp đều yêu chuộng
những Đức lành như: Tự do, Bình đẳng, Bác ái.
Phẩn đông người Pháp có tính hào phóng, không
giận hờn lâu. Thấy việc phải thì họ làm, không quản
m ất công tốn của: họ đã cho là phải, thì dù người
dưng nước lã họ cũng hết sức giúp giùm. Người
Pháp lại vui tính, dễ làm quen. Nói năm ba câu
chuyện mà ý hợp tâm đầu thì liền trở thành bạn
tốt. Tóm lại người Pháp rất dễ thương, dễ mến".
Rõ ràng, con người bị thực dân Pháp hai lần
kết án tử hình không có thành kiến gì với người
Pháp. Đối với tôn giáo cũng vậy. Bác tôn trọng đòi
sống tâm linh mỗi người. Ngày lễ Phật đản, Bác
viết cho đồng bào Phật giáo:
449