Page 445 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 445
nghĩa tư bản như một đồ vật là lấy ở "Đại Logic"
bằng cách lật ngược nó, đưa cái hệ logic của ý niệm
xuống cái thế giới thực tế của đấu tranh giai cấp
vì miếng cơm, manh áo.
Hồ Chí Minh khẳng định như vậy:
"Đạo đức cũ như người đẩu ngược xuống đất,
chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai
chân đứng vững dưới đất, đầu ngẩng lên trời. Bọn
phong kiến ngày xưa nêu ra cần, Kiệm, Liêm, Chính
nhưng không bao giờ lầm mà lại bắt nhân dân phải
tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày
nay ta đề ra cần, Kiệm, Liêm, Chính cho cán bộ
thực hiện làm gương mẩu cho dân, để lợi cho dân".
Mục đích của Khổng tử và Nho giáo là xây dựng
một xã hội tôn ty luận, vói các tôn ti trên dưới
không bao giờ thay đổi. "Tu thân " đối với nó không
gì khác hơn là hiểu địa vị mình trong tôn ty và
chấp nhận nó để củng cố cái tôn ti hiện có. Còn
"Tu thân" theo Hồ Chí Minh là để lật đổ cái xã hội
tôn ti luận này, xây dựng một xã hội mới bình đẳng,
tự do, bác ái, trong đó mọi quyền lợi đều thuộc người
lao động, nhằm mục đích cải tạo xã hội vá cải tạo
thế giới. Tuy có trích dẫn nhiều câu của Khổng tử
nhưng mọi câu đều nhằm tạo một mục tiêu mà Khổng
tử không tài nào nghĩ đến được: ngưòi dân lao động
và hạnh phúc của anh ta.
Một vài thí dụ về cách giải thích nhừng khái
niệm mà người ta hay lầm tưởng là của Nho giáo:
447