Page 416 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 416
nét của ức Trai. Những nét ấy không phải do tiên
sinh tạo ra. Chúng đã nằm sẵn trong văn hóa dân
tộc, nhưng chỉ ở trong trạng thái tiềm ẩn. Nhà văn
hóa lớn dù đó là Thích Ca, Khổng Tử, Giê-su, Mác
hay Tôn Dật Tiên (tôi chỉ nhắc đến những người
Bác đã xem là thầy mình) không phải là những
người sáng tạo văn hóa mà là những người biết rút
tử trong nền văn hóa có, sẵn những yếu tố cần thiết
cho giai đoạn mới, rồi hoán cải nó bằng chính những
đóng góp của mình thường xuất phát từ những xu
hướng cũng đá có nhưng vẫn còn tiềm ẩn. Sau đó,
chuyển các kết quả của sự vượt gộp này thành một
hệ thống khái niệm. Ket quả của sự vượt gộp là
chúng ta có một hệ tư tưởng mới trong đó cả các
yếu tố cũ lẫn các yếu tố mới đều trải qua một sự
hoán cải và chính nhờ vậy mà trở thành vừa quen
thuộc lại vừa mới mẻ và được hàng triệu người chấp
nhận dễ dàng. Khi cách vượt gộp dù to lớn nhưng
vẫn không vượt ra khỏi phạm vi một dân tộc, ta có
nhà văn hóa lớn của dân tộc. Nguyễn Trãi là một
người như vậy. Nhưng khi sự vượt gộp này không
những thay đổi tâm thức của dân tộc, mà còn thay
đổi tâm thức một bộ phận quan trọng của thế giới,
ta có nhà văn hóa thế giới. Những nhà văn hóa của
thế giới hôm nay dù về điểm này điểm nọ có nhiều
chỗ không tán thành, nhưng khách quan mà nói,
họ bắt buộc phải thừa nhận sự chuyển hóa đối với
văn hóa thế giới mà con người này đem lại. Hồ Chí
Minh là một người như vậy.
418