Page 411 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 411
Những người lính khi bị đẩy vào cuộc chiến tranh
xâm lược sẽ cảm thấy ân hận khi họ phải bắn giết
những con người nhân cách cao hơn họ, chiến đấu
cho cái lý tưởng mà chính họ cũng sẽ theo nếu họ
ở vào địa vị người Việt Nam. Họ thấy người Việt
Nam khi bắt được họ không hề tỏ ra căm thù, hay
ngược đãi mà lại tử tế. Họ sẽ ăn năn hối hận.
Chính vì vậy đánh Việt Nam thì sẽ mắc "hội
chứng Việt Nam". Chiến tranh có từ khi có loài
người, nhưng chiến tranh tạo nên được hội chứng
của nó thì chỉ có Việt Nam. Hội chứng này đã giúp
cho Việt Nam có được trên ba trăm năm yên ổn sau
trận Chi Lăng, ngay váo lúc Việt Nam có nhiều rối
loạn: Nhà Mạc cướp ngôi, chiến tranh Lê-Mạc, chiến
tranh Trịnh-Nguyễn. Nó khiến nhà Thanh chỉ cho
Tôn Sĩ Nghị đem quân Lưỡng Quảng sang thử đánh
lấy Việt Nam, rồi sau đó chấm dứt chiến sự. Hội
chứng này tạo nên trào lưu chống cuộc nổi dậy của
nhân dân thuộc địa Pháp trong đó chính những người
lính theo quân Pháp đánh Việt Nam là những người
chống thực dân hăng hái nhất. Hội chứng này làm
những người con ưu tú của văn hóa Mỹ đau khổ.
Rõ ràng đây là một đóng góp của văn hóa Việt Nam
vào thế giới.
III. TRÁCH NHIỆM NGƯỜI LÃNH ĐẠO
Một đường lối chiến tranh nhân dân với những
đặc điểm hiếm có như Chiến tranh nhân dân Việt
Nam đòi hỏi những người lãnh đạo phải phù hợp
với ván hóa Việt Nam.
413