Page 389 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 389
là; chuyển văn hóa cũ theo văn hóa mới, tiếp nhận
văn hóa để chống lại sự nô dịch về chính trị. Thực
chất Nho giáo Việt Nam là thế. Và chính Nho giáo
cung cấp thêm bốn nhân tố để xây dựng một dân
tộc, một nhà nước kiểu mới:
Một là, văn tự thống nhất làm nền tảng cho sự
cai trị, đó là chữ Hán.
Hai là, một cách cai trị thống nhất: chế độ vua
chúa cha truyền con nối, không có sự can thiệp của
tôn giáo. Nhà thờ tách khỏi trường học, khỏi chính trị.
Ba là, chế độ tuyển mộ quan lại chỉ cán cứ vào
học vấn, chung cho mọi tầng lớp, không phân biệt
giàu nghèo, gia thế. Một chế độ cai trị đơn thuần
dựa trên quyền sống của người dân.
Bốn là, một hệ tư tưởng chung cho toàn dân,
xuất phát từ truyền thuyết chung (truyền thuyết
cha Rồng mẹ Tiên, sự thống nhất về nguồn gốc giữa
đồng bào miền xuôi với đồng bào miền núi, truyền
thuyết năm mươi người con theo cha lên núi, năm
mươi người con theo mẹ xuống biển), một lịch sử
chung, có nước là có sử, với một lãnh thổ chung
được ghi chép rõ ràng từng tấc đất, ai chiếm một
tấc đất là đụng đến Tổ quốc Việt Nam. Những đặc
điểm này đều không có ở các nước ĐNA khác.
Cả bốn nhân tố này đều bắt nguồn từ Trung
Quốc, không phải của văn hóa ĐNA, nhưng đều bị
hoán cải theo tinh thần văn hóa Việt Nam. Người
Việt Nam chỉ tiếp nhận một bộ phận của văn hóa
Trung Quốc để củng cố độc lập của mình chứ không
391