Page 388 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 388
không thể chối cãi rằng chữ Hán là để phiên âm
tên gọi địa phương. Khi còn thuộc phạm trù văn
hóa ĐNA thì ông vua không phải ông vua như sau
này mà chỉ là người uy tín nhất, được các phía tạo
tôn xưng và phục tùng, nhưng các phía tạo vẫn độc
lập trong lãnh thổ mình. Một cuộc chống ngoại xâm
có được liên minh của các vùng và do đó thắng lợi,
nhưng sau đó lại tách ra ai lo đất người ấy, cho
nên thiếu sức mạnh để chống lại những cuộc xâm
lăng mới. Các cuộc khởi nghĩa từ thời Hai Bà Trưng
trở đi đều thất bại là vì thế.
Chính Đinh Bộ Lĩnh là người mở đầu cho sự ra
đời một nhà nước kiểu mới, kiểu hiện đại. Tửng
yếu tố một đã hình thành dần từ trước, nhưng đến
đời Đinh mới tạo thành một ý thức dân tộc trọn
vẹn. Có năm yếu tố căn bản.
Trước hết, phải có một hệ tư tưởng thống nhất.
Đó là đạo Phật. Tình hình này là chung cho ĐNA
lục địa, cho nên không phải ngẫu nhiên mà sử xưa
nhận xét rằng quá nửa con trai lớn lên đều vào
chùa một thòi gian. Đây là tình hình chung của
ĐNA lục địa cho đến ngày nay. Chỉ từ đời Lý trở
đi nhá nước mới chuyển dần sang hệ tư tưởng
Nho giáo.
Sở dĩ hệ tư tưởng Nho giáo dần dần trở thành
hệ tư tưởng thống trị vì nó hết sức cần để bảo vệ
thống nhất đất nước chống lại Trung Quốc. Quy
luật bảo vệ thống nhất độc lập của một nước nhỏ
trước một nước lớn hơn, mạnh hơn, văn hóa cao hơn
390