Page 386 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 386

thể  để  cho  ai  chiếm  lấy  nó  được.  Tổ  quốc  đối  với
          người  Mĩ  lá  nơi  nào  sống  kiếm  ăn  tốt.  Còn  người
          châu Âu trước kia là  nông nô,  không có tổ  quốc của
          riêng  họ.  Họ  thuộc  lãnh  chúa  náy,  lãnh  chúa  nọ,
          nhập váo nước này nước nọ  là tùy theo  sở thích của
          các vua  chúa.  Trái  lại,  Tổ  quốc Việt Nam là  sở hữu
          của nhân  dân Việt Nam,  cái  vật họ  kéo  lên  từ biển
          cả,  và  phải  đấu  tranh  giữ  nó  hết  năm  này  sang
          tháng  khác,  chống  hạn,  chống  úng,  chống  lụt  cho
          đến  ngày  nay.  Các  làng  không  phải  là  nơi  cứ  đến
          là  có  đất,  mà  là  nơi  phải  chiến  đấu  không  ngừng
          chống  thiên  nhiên  để  có  được  miếng  ăn.
              Nghề  trồng  lúa  nước  bắt  con  người  phải  chủ
          động.  Loại  cây  này  đòi  hỏi  một  lượng  nước  lớn  mà
          thiên  nhiên  không  thể  cung  cấp  theo  đúng  chu  kỳ,
          sinh  hoạt  của  cây  lúa.  Họ  phải  tát  nước  khi  thiếu
          nước  và  tháo  nước  khi  thừa  nước.  Đe  làm  hai  việc
          này,  phải  có  một  đơn  vị  cao  hơn  gia  đình  mới  điều
          hòa  được  quyền  lợi  vì  dù  tát  hay  tháo,  nước  có  thể
          chảy  qua  ruộng  tôi  khi  tôi  không  cần.  Do  đó,  nảy
          sinh tinh thần đoàn kết tương trợ giữa những người
          cùng làng,  rồi tinh thần này  được củng cố  thêm bởi
          ván hóa,  phong tục,  thờ cúng.  Con người trong làng
          được hưởng ruộng công của làng, được bàn việc làng.
          Họ có diện mạo và thân phận không phải như người
          nông nô  tồn  tại  đơn  thuần  là  dựa  váo  sở  thích  của
          lãnh chúa.  Lại  phải  đắp  đê  cho  toàn bộ  sông Hồng,
          một  công việc  đòi  hỏi  một  chính  quyền  thống nhất
          và  duy  nhất.  Người  ta  đã  tìm  được  những  ngôi  mộ
          thời  Đông  Sơn  trên  nền  đê  sông  Hồng.  Việc  chống



          388
   381   382   383   384   385   386   387   388   389   390   391