Page 293 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 293
giờ tôi vẫn ân hận. Cho nên dù tôi biết chắc trong
các lĩnh vực này nhất định có những đóng góp của
Việt Nam, tôi vẫn không làm được. Đây là sai lầm
chung của thế hệ chúng tôi. Sùng bái quá khứ là
sai lầm nhưng vứt bỏ quá khứ củng chẳng hay hớm gì.
Điều có thể khẳng định qua số lượng sách to
lớn, đó là các nhá Nho Việt Nam hết sức quan tâm
tới cây cỏ Việt Nam, cách chữa bệnh cho người Việt
Nam. Sự quan tâm ấy dẫn tới những danh y như
Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn ông. Đặc biệt các hiểu
biết của cha ông về hai mặt y và dược cần được
khai thác triệt để.
15. Bị cái nhìn Tống Nho chi phối, các nhà Nho
khi nhìn văn hóa những tộc người miền núi sẽ không
chú ý đến sản xuất, lối sống, mà chỉ chú ý đến mặt
thơ ca, cúng tế, phù phép. Đó là điều chung cho
Thư mục Văn học thiểu số, gồm một con số nhỏ bé
lá 19 quyển.
Trong số này người Mán, giờ gọi lá người Dao
được chú ý nhiều nhất: 156 (Mán Dao tiền), 358
(Mán Cao Bằng), 1243 (Mán Há Dương), 2817 (Mán
Quần cộc), 3330 (Mán Nông cống), 4637 (Mán Quần
trắng), 4638 (Mán Chiêm Hóa, Tuyên Quang), 4039
(M án Q uần trắn g , Tuyên Quang), 4509 (Mán
Yên Bái).
Sách về người Nùng:^ 1830 (Nâm Tha), 3062
(Chuyện Nùng Văn Mậu đầu thai thành Hoàng Văn
Bảo), 3592 (Lượm Táy Nùng).
Sách về người Mường: 2136 (Lễ mai táng).
295