Page 51 - Bí Mật Tháp Vẵn Xương
P. 51
Qua nhưng trích đoạn đó, có thế thấy được phần nào
khuynh hướng cùng như sắc thái ngọn bút chép sử của ông.
Trân trọng công lao đánh giặc giử nước của Tổ tiên, ông đã
nhận định về i:uộo khởi nghĩa của Hai Bà Triíng với những lời
lẽ rấ t mực hào hung:
“Trưng Trắc Trưng Nhị... hô một tiếng mà các quận Cửu
Châu, Nhật Nam, Hợp Phô’ cùng sáu mươi nhăm thành ở Lĩnh
Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở
bàn tay...”. Đoạn ông ca tụng Ngô Quyền cũng thâm đượm
lòng tự hào sâu sắc trước thắng lợi huy hoàng của dân tộc:
“Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt
ta mà đánh tan (lưực trăm vạn quản của Lưu Iloăng Tháo, mở
nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang
nữa. Có thế nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu
giỏi mà đánh cũng giỏi vậy...
Quan tâm sâu sắc đến cuộc sông của nhân dân, ông
cũng đã nghiêm khắc phê phán những hành vi bạo ngược,
trái đạo lý của vua chúa, như đoạn nhận xét về cấm lệnh
“không cho con gái nhà quan lấy chồng trước khi dự tuyển
vào hậu cung” của Lý Thần Tông (1128 - 1137), chẳng hạn:
“Trời sinh ra dân mà đặt vua đế’ chần dắt, không phải để
cung phụng riên^ cho vua. Lòng cha mẹ ai chẳng muôn con
cái có gia thất; thánh nhân thể lòng ấy còn sợ ké sát phu sát
phụ không được có nơi có chốn... Thần Tòng xuống chiếu cho
con gái các quan phải đợi xong việc tuyển người vào cung rồi
mới được lấy chồng, thế là đê cung phụng riêng cho mình,
đâu phải là tâm lòng của người làm cha mẹ dân!”.
Lê Văn Hưu m ất ngày 23 tháng Ba năm Nhâm Tuất
(1322), táng ở cánh đồng xứ Mả Giòm {thuộc địa phận xã
Thiệu Trung, huyộn Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Hiện nay ở
đó vẫn còn phần mộ với tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20
(1867), khắc ghi tiêu sử và một bài minh ca tụng tài đức, sự
nghiệp cúa ông.
49