Page 28 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 28

Điểm  nổi  bật  của  khởi  nghĩa  Hai  Bà  Trưng  là  tuyệt  đại  đa  sô'
         những  tướng lĩnh  khi  về  tụ  nghĩa  vối  Hai  Bà  đều  là  phụ  nữ.  Cuộc
         khởi  nghĩa  Hai  Bà  Trưng  thể  hiện  sự  trỗi  dậy của  ý  thức  dân  tộc,
         ý  thức  tự  chủ  của  nhân  dân  ta  trước  âm  mưu  nô  dịch,  đồng  hóa
         của  thê  lực  bành  trướng  Đại  Hán.  Đó  thực  sự  là  một  cuộc  đồng
         khơi  của  toàn  dân  trên  phạm   vi  cả  nước,  nêu  cao  tinh  thần  bất
         khuâ't,  ý  chí  quật  cường  quyết  tâm   giành  độc  lập  tự  chủ  của  nhân
         dân Au Lạc. Với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa,  quốc gia Vãn Lang ■
         Âu  Lạc  đã  giành  lại  được  quyền  tự  chủ,  xây  dựng  một  triều  đình
         độc  lập  do  Trưng  Nữ  Vương  đứng  đầu  với  quốc  đô  là  Mê  Linh
         (thuộc  vùng  Hà  Nội  ngày  nay).  Qua  đó  càng biểu  thị ý  thức  cô'kết
         cộng  đồng  của  cư dân  Âu  Lạc  là  bền  chặt  dù  phải  trải  qua  nhiều
         thử thách gian nan của lịch sử.
             Theo  truyển  thuyết,  thần  tích,  thần  phả  ở  các  địa  phương,  có
         tới  vài chục nữ tướng của  Hai  Bà Trưng được  thờ làm  thành  hoàng
         ở nhiều  làng xã  trên  miền  Bắc nước  ta.  Tiêu  biểu  là:  Thánh Thiên,
         ả  Tắc,  ả  Di,  Diệu  Tiên...  (Bắc  Ninh,  Bắc  Giang);  Lê  Chân  (Hải
         Phòng);  Bát  Nàn  (Thái  Bình,  Phú  Thọ);  Xuân  Nương,  Nàng  Nội,
         Nàng  Quỳnh,  Nàng  Quế,  Thiều  Hoa,  Đào  Ngọc  Nga,  Lê  Thị  Lan,
         Phật  Nguyệt  (Phú Thọ);  Vĩnh  Hoa,  Lê  Ngọc  Trinh,  Quý  Lan  (Vĩnh
         Phúc);  Bảo  Châu,  Nguyệt  Thai,  Nguyệt  Độ  (Hải  Dương,  Hưng
         Yên);  Lê  Thị  Hoa  (Thanh  Hóa);  Nàng  Tía,  Phương  Dung,  Nàng
         Quốc (Hà  Nội)...
             Sử  sách  và  truyển  thuyết  dân  gian còn cho biết,  Hai  Bà  Trưng
         và  các  nữ  tướng  kiên  quyết  chiến  đấu  vì  sự  nghiệp  chung  “khôi
         phục  lại  giang sợn  họ  Hùng”  và  cũng là  để  trả  thù  nhà.  Bố của  Lê
         Chân,  của  Bát  Nàn,  anh  của  Xuân  Nương...  đều  bị  Tô  Định  giết
         hại,  vì  vậy  họ  đoàn  kết và  chiến  đâ'u  dũng cảm,  lập  nhiều  công lớn
         dưới  sự  lãnh  đạo  của  Hai  Bà  Trưng.  Sau  khi  khởi  nghĩa  thành
         công,  Hai  Bà  càng  tin  tưởng  giao  cho  các  nữ  tướng  đóng  giữ  các
         vùng  hiểm  yếu:  bà  Thánh  Thiên  ở  vùng  biên  giới  phía  Bắc  (Ngọc
         Lâm,  Yên  Dũng,  Bắc  Giang);  bà  Lê  Chân  ở  vùng  biển  Đông  Rắc

         30
   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33