Page 10 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 10

Lạc  là  giống  chim  án  tôm  cá,  to  con,  mỏ  dài,  chân  cao,  sải
     cánh rộng, có thói quen di trú,  cùng họ vội giang,  sếu,  cò.  Có tiếng
     kêu cạc,  lạc nên gọi là chim lạc.
           Thòi  đại xa  xưa,  khoảng hai ngàn  năm  trước công nguyên,  ở
     vùng đồng lầy lưu vực  sông Âu,  tỉnh Triết Giang bên Trung  Quốc
     ngày nay,  cư dân là  người Việt tộc có  gốc  gác Mônggôlôít lai Miến
     Tạng sinh sông, hành nghề đánh cá.  Cũng có săn bắn chim muông
     và trồng trọt hoa  màu ít nhiều.  Thức ăn chính thì ngoài tôm cá có
     trứng chim lạc.  Nơi đây quần tụ vô vàn giốhg chim này.  Chúng đẻ
     trứng  vung  vãi  khắp  bò  nước.  Đòi  sống  của  con  người  eo  hẹp,
     chẳng có chi trù phú mấy.
           Đàn chim  hàng năm,  cứ  đến  mùa  đông,  có  gió  bắc thì  bay  đi
     hết về phương nam.  Người ở lại phải chịu rét mưốt,  lại thiếu thốn
     lương thực,  tôm cá ít,  trứng chim  không còn,  phải  đào củ,  hái  rau
     rừng ăn tạm. Đến khi có gió nam, đàn chim lũ lượt bay về, béo tốt,
     lại  đẻ  nhiều  trứng.  Năm  nào  cũng  như  thế mãi.  Hành  động  của
     chim  ảnh hưởng đến con người.  Chúng bay  đi,  hết  mùa rét lại trở
     về,  mạnh  mẽ  hơn  trước.  Thế thì  nơi  chúng  đến  phải  là  miền  trù
     phú,  có  đầy  rẫy  lương  thực  nuôi  sống  con  người  và  động  vật.
     Không  lẽ  cứ  ở  nơi  nghèo  nàn  này  mà  chịu  đói  rét  mãi,  chi  bằng
     theo hướng đi của chim lạc,  tìm nơi đất lành,  may ra có khấm khá
     hơn.  Có  những  trai  tráng hăng hái  đi  xa  tìm  nơi  dễ  làm  ăn  sinh
     sốhg.  Công cuộc  buổi  đầu  ra  đi  thăm  dò  được  tổ chức  với  các  con
     thuyền  độc  mộc  vượt  biển,  theo  luồng  gió  bắc  và  hướng  đi  của
     chim lạc,  xuôi xuống miền nam.  Các đọàn di cư thám  hiểm  đi  đến
     vịnh Bắc Kỳ khi ấy còn ăn sâu vào đất liền đổ bộ vào lưu vực sông
     Hồng  và  sông  Mã,  thấy  ở  đây  mọi  sự  đều  tốt  đẹp,  còn  hơn  cả
     những  điều  từ  trước  vẫn  hằng  trông  đợi.  Cây  CỐI  tốt  tươi.  Hươu,
     nai,  hoẵng,  lợn,  gà  rừng  rất  nhiều.  Hồ,  đầm  lại  đầy  rẫy  tôm  cá.
     Đất lại  màu  mỡ,  mầm khoai  sọ bỏ xuốhg thì  chỉ  vài tháng  đã thu
      đưỢc  chùm  củ hàng ôm.  Người  bản  địa  thưa  thớt và  lạc  hậu,  còn
      dùng đồ đá, chưa biết đến kim khí. Do không có sự va chạm quyền
     lợi  nên  không có  những vụ  xua  đuổi  đánh  giết  nhau  giữa  thổ dân
     và dân di cư đến lập nghiệp. Tất cả hứa hẹn đời sốhg ấm no.
           Rất  sung  sướng  khi  tìm  được  đất  mới  tốt  lành,  di  dân  liền
      khai  thác  vùng  Giao  Chỉ  bấy  giò  còn  gần  như  hoang  dã.  Sốhg
     chung hoà bình vối  người bản  địa,  chỉ bảo cho họ  những cách  săn
      thú  rừng,  đánh  bẫy chim,  bắt  tôm  khéo  léo  hơn  những  cách  làm
      ăn của họ trước kia. Đến khi có gió nam, nhiều người trở vê' đất cũ,
      10
   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15