Page 97 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 97
100 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG..
không thoái vị và cũng không phải là hạng vô liêm sỉ. Lúc nào
tôi cũng là hoàng đế. Tôi ưở về nhà giành lại cái ghế của tôi.
Thế đấy!”.
ít hôm sau, ông báo tữì sẽ không trở về Việt Nam vì người
Anh tỏ thái độ phản đối do sợ Việt Nam độc lập sẽ kéo theo sư
sup đổ chế độ thuộc địa của Anh ở Ân Độ. Chưa đến 10 ngày
sau, ông chết ưong một tai nạn máy bay (ngày 25-12-1945).
Người ta cho rằng việc không nhiệt tình hưởng ứng sự thuyết
phục của De Gaulle đã đưa ông đến cái chết bất thường.
*
* *
Lúc này, lưc lượng vũ trang ớ Nam Bộ khá phức tạp. Uy
ban hành chính lâm thời Nam Bộ đã cải tổ ba lữ đoàn bảo an
binh ở Sài Gòn thành đệ nhất sư đoàn, sau đổi là cộng hòa vệ
binh, nhưng vẫn sử dụng phần lớn sĩ quan cũ của Pháp và Nhật
chỉ huy nên nó không mang bản chất một quân đội cách mạng.
Ngoài lực lượng trên, ở Nam Bộ còn có một số ngụy binh
do Nhật tuyển mộ và tổ chức trước đây đã được một số
người có “vai vế” tự nhận là “cách mệnh” nắm lây, mộ thêm
và tự phong là đệ nhị, đệ tam, đệ tứ sư đoàn. Khi quân Pháp
đánh mạnh, các “sư đoàn" này tan rã, một số xuất thân là
người lao động có lòng yêu nước thì đi theo cách mạng,
nhiều toán trở thành thổ phỉ quay lại sách nhiễu, cướp bóc
nhân dân và cuối cùng chạy theo địch.
Các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo đều có lực lượng vữ trang
riêng. Những tay anh chị của Sài Gòn - Chợ Lớn cũng tập hỢp
nhau lại thành một lực lượng có vũ trang mang tính biệt lập,
không do cách mạng tổ chức, chỉ huy, lãnh đạo.