Page 96 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 96
Chương 2: VmiĂVVE DE HAUTECLOQUE LECLERC 99
chúng mới nống ra giải tỏa các vùng phụ cận Sài Gòn, Chợ Lớn,
chiếm Biên Hòa - Thủ Dầu Một, kiểm soát quôL lộ 15, kế đó đưa
quân xuống Hậu Giang.
Ngày 25-10-1945, bằng phương tiện cơ giới qua cuộc hành
quân Moussac do đại tá Massu chỉ huy, chúng chiếm Mỹ Tho.
Ngày 28-10-1945 từ chiến hạm Richelieu, chúng đổ bộ chiếm Gò
Công. Tiếp đó chúng chiếm Vĩnh Long ngày 29-10-1945, cần
Thơ ngày 30-10-1945, Tây Ninh ngày 8-11-1945.
Ngày 24-11-1945, De Gaulle gặp Duy Tân (ông hoàng Vữih
San), vua triều Nguyễn có thái độ phản kháng sự thống trị của
thưc dân Pháp nên bị chúng bắt ngày 6-5-1916, khi cuộc khởi
nghĩa Thái Phiên - Trần Cao Vân bị bại lộ, và bị lưu đày sang
đảo Réunion thuộc Pháp ngày 3-11-1916 khi mới 16 tuổi. De
Gaulle nói: “Tôi cứu nước Pháp và tôi cứu cả Đông Dương”,
khuyên Duy Tân về nước làm vua vào tháng 3-1946. Từ khi bị
lưu đày, Duy Tân chuyên nghiên cứu khoa học và chơi rửiạc.
Năm 1940 ông xin vào lính, dù chỉ là binh nhì và xin được coi
như một công dân tự do, nhưng Pháp không châ"p nhận. Mãi
đến năm 1942, ông mới được giải phóng khỏi chế độ nhà tù,
vào thủy quân, chiến đâ"u cho nước Pháp tư do và đã được tặng
thưởng huân chương. Người ta không biết trong cuộc gặp, ông
trả lời De Gaulle như thế nào, nhtíng ai cũng biết sau khi đại sự
bị lộ, Khâm sứ Pháp Le Marchant de Trigon buộc triều đình
Huế luận tội Duy Tân khởi loạn là phản bội, phải tội tử hình,
thuyết phục nhà vua ăn năn hối cải thì Pháp sẽ tha. ông đã từ
chối mọi lời dọa dẫm, khuyên nhủ. Vốn nổi tiếng thông minh,
tinh nghịch, tế nhị và mang chút ''xấc xược" với các quan cai trị,
khi bạn bè hỏi về cuộc gặp De Gaulle, ông lấp lửng trả lời: “Tôi
là kẻ không nhà, không thụ mệnh, không làm lễ đăng quang.