Page 177 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 177
Chương 3:VKhUJY JEAN ETIENNE 181
chìm, nửa nổi, có máy truyền tin và có súng cối yểm trỢ cho các
tháp canh trực thuộc.
Chúng đã triển khai 4 tiểu đoàn Âu - Phi, 4.600 quân ngụy
xây dựng các đồn bốt lớn nhỏ. ơ miền Đông, chúng đã xây 491
cứ điểm, đưa 5.547 tên Pháp, lê dương và 13.664 tên ngụy tới
đồn trú, tiến hàrửi 220 trận càn quét quy mô 200 đến 1.000
quân... Dựa vào tháp canh, quân Pháp không những bảo vệ
đưỢc tuyến giao thông mà còn bao vây chia cắt lãnh thổ của ta
thành những mặt lưới để dễ bề bình định. Nỗ lưc của De Latour
được dồn vào vùng Đồng Tháp Mười. Qua những trận càn,
chúng đã gom được 30 vạn dân về vùng chúng kiểm soát.
Trong điều kiện thuốc nổ được sử dụng phổ biến, ữang bị
kỹ thuật phát ưiển, với một quả bộc phá, một phát đại bác
không giật (DKZ) hoặc một phát đạn bazôka, tháp canh của
địch có thể bị phá, đè chết luôn bọn lính canh, song ta chỉ có vũ
khí thô sơ, gậy tầm vông, mã tâ'u, súng trường, hệ thống tháp
canh của địch đã gây tác dụng đáng kể khiến hoạt động của ta
giảm sút.
Không chịu bó tay, đội du kích Tân Uyên thuộc Bình Dương
chỉ có 1 cây súng trường, 20 viên đạn và 10 trái lựu đạn, đêm
19-3-1948 đã bí mật vượt rào, đặt một chiếc thang dài 5m trèo
lên tầng tháp canh cầu Bà Kiệu thả lựu đạn qua lỗ châu mai,
diệt 11 tên địch, thu 8 khẩu súng và 20 quả lựu đạn. Chiến khu Đ
gọi đó là cách đánh “đặc công”. Trận đánh và tên gọi đã trở
thành tiền đề để ngày 19-3-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc
lệnh thành lập Binh chủng Đặc công.
Nhằm đánh bại chiến thuật De Latour, Quân khu 7 đã giao
cho ngành quân giới nghiên am sản xuất các loại súng và mìn
đánh tháp canh. Dựa trên nguyên lý đại bác không giật, quân
giới Nam Bộ đã chế tạo súng ss với các thế hệ SSAT, SSAL, SSB,