Page 180 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 180
184 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
Cái Vồn, Cần Thơ, kiểm soát vùng Vữih Long, Sa Đéc. Lê
Quang Vinh tức Ba Cụt về với Pháp năm 1948 được đóng tại
Thốt Nốt, Long Xuyên, kiểm soát vùng Rạch Giá, một phần đất
Long Xuyên. Lâm Thành Nguyên về với Pháp tháng 2-1949
được đóng bản doanh tại Cái Dầu - Châu Đốc, kiểm soát vùng
Long Xuyên. Nguyễn Giác Ngộ không chịu đầu hàng Pháp, bị
Pháp kích động 3 phái Soái - Nguyên - Vinh đánh quỵ. Bắt
chước Quan Công thời Hán: “Hàng Hán bất hàng Tàò\ Nguyễn
Giác Ngộ chấp nhận quy hàng Quốc ưưởng Bảo Đại và Thủ
tướng Nguyễn Phan Long chứ không hàng Pháp. Pháp cũng
dựa theo kế sách của Tào Tháo: “Hán là ta, Tào cũng là tà' châp
nhận và cho Nguyễn Giác Ngộ hàng Bảo Đại và Nguyễn Phan
Long. Giữa Bảo Đại, Nguyễn Phan Long với Pháp tuy là hai
nhưng vẫn chỉ là một. Pháp còn đồng ý cho Soái đóng bản
doanh tại chợ Mới, kiểm soát một phần Long Xuyên.
Đạo Cao Đài ra đời năm 1925 có tên đầy đủ là Cao Đài Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do một sô" người thuộc tầng lớp trên thành
lập để tập hợp quần chúng, chủ yếu là nông dân, chống lại sự
kỳ thị của thực dân Pháp, sau đó trở thành một tôn giáo với sự
vay mượn tín ngưỡng cổ kim, đông tây gồm 2 triệu tín đồ và
hơn 20 ngàn chức sắc. Quá trình hình thành đạo Cao Đài gắn
với Tri phủ Ngô Minh Chiếu, Thầu khoán Lê Văn Trung và
công chức ngành thuế Phạm Công Tắc. Khi Phạm Công Tắc bị
Pháp đày đi Madagascar, Trần Quang Vinh lên thay đã tổ chức
ra “nội ứng nghĩa binh” và “cận vệ quân”, lấy lưc lượng thanh
niên làm trên hãng tàu Nititan làm nòng cốt để Nhật sử dung
chông Pháp. Hỗ trỢ đắc lực Nhật trong cuộc đảo chính ngày 9-3,
trở thành lực lượng vũ trang Tòa thánh Tây Ninh. Vinh được cử
làm Tổng tư lệnh dưới sự điều khiển của Bộ Tham mưu Nhật.
Sau một thời gian, đạo Cao Đài phân hóa thành 20 tổ chức hệ