Page 16 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 16

18            VỀ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH  CHIẾN TRƯỜNG...



           và  ngày  27-9-1941  chấp  nhận  cho  Nhật  đóng  quân  trên  toàn
           Đông  Dương  với  số quân  không  hạn  định  và  cam  kết  “tương
           trỢ" nhau trong phòng thủ Đông Dương. Chính quyền và quân

           đội  Pháp  tuy  tồn  tại  ở  Đông  Dương  nhưng  thực  chất  đã  trở
           thành công cụ phục vụ cho lợi ích của Nhật.
               Suốt 60 năm thông trị Việt Nam, thực dân Pháp đã  thực thi
           chế độ  nô  lệ,  chính  sách ngu  dân,  thẳng tay  đàn  áp  mọi chính
           kiến,  mọi  hành  vi,  mọi  phong  trào  chống  đối  bằng  bạo  lực.

           Nhà  tù,  trại  tập  trung  mọc  lên  nhan  nhản.  Côn  Đảo  -  một hệ
           thống 16 hòn đảo  lớn nhỏ:  Côn Lôn,  Hòn Cau,  Bãi Cạnh,  Hòn
           Tre...  rộng  72,18km^  cách  Sài  Gòn  230km,  cách  Vũng  Tàu
           185km,  vốn  là  làng  chài  An  Hải,  An Tường,  có  cả  chùa  chiền

           (chùa  Thổ)  phong  cảnh  diệu  kỳ,  hâp  dẫn  -  đã  bị  chúng  độc
           chiếm  xây  dựng  thành  nhà  tù  nhốt  đến  2.000  người  (tháng
           10-1934  số  tù  nhân  là  1.837).  Dưới  sự  thống  ưị  hà  khắc  của
           những  tên  chúa  đảo  như  Bouvier,  Cambert,  Bernard,  những
           tên gác ngục Chaussidire, Aroul..., con người không còn là con
           người. Tù nhân lao động khổ sai bị ốm, lập tức phải nhịn cơm,

           một  bữa,  hai  bữa,  ba  ngày,  bốn  ngày,  vừa  ốm  bệnh,  vừa  ốm
           đói không ai còn dám  khai bệnh.  Cơn bão ngày 5-11-1930 làm
           nhà  ngục  sụp  đổ  khiến  75  người  chết,  mấy  trăm  người  bị
           thương.  Cho  đến  ngày  đất  nước  hoàn  toàn  giải  phóng,  Côn

           Đảo còn lưu giữ 22.000 bộ hài cốt của con dân đât Việt bị  giam
           cầm và chết tại Côn Đảo.
               Quỳ  gôl  đầu  hàng  phát  xít  Nhật,  chúng  càng  trắng  trỢn
           thực hành  chính  sách  khủng bô' dân  lành  để biểu  thị  quyền  uy
           tồn  tại,  hy  vọng  được  chủ  chia  chác  phần  lợi  lộc.  Trên  tờ  báo

            Việt Nam  độc lập số 134,  ngày  11-8-1942,  Cụ  Hồ  đã  có  bài  thơ
            Tặng Toàn quyền Decoux sau ngày Nhật đảo chính Pháp, trong
           đó có câu:
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21