Page 21 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 21

Chương 1: HISAICHI TERAUCHI                                      23



         bùng nổ đã trở thành một căn cứ đường biển thuận tiện giữa
         Đông  Nam  Á  và  Nhật  Bản,  đồng  thời  còn  là  một  cơ  sở  hậu
         cần  tiếp  tế lương  thực  và  các  nguồn lợi  khác  râ't dồi  dào  cho

         quân  đội  Nhật  Bản  đang  tác  chiến  hoặc  chiếm  đóng  trong
         khu vực.
             Ngày  6-11-1941,  Bộ  Tổng  tham  mUu  Nhật  đã  thành  lập
         Quân khu Nam tại Sài Gòn do Nanpogun chỉ huy, sau đó, ngày

         9-  2-1942  tổ  chức  Quân  khu  Đông  Dương  dưới  quyền  tướng
         Kazumoto  Machijiri  với  quân  số một  sư  đoàn  và  một  lữ đoàn
         vừa  làm nhiệm vụ  chiếm  đóng vừa  làm nhiệm vụ hậu cần cho

         Đạo quân Phương Nam của Thống chếTerauchi.
             Ngày 8-11-1941, sau khi chiếm Hồng Kông\ nơi có pháo đài
         Victoria, một vị trí chiến lược của  Anh,  Đạo quân Phương Nam

         của Terauchi đã liên tiếp mở những chiến dịch lớn đánh chiếm
         các  thuộc  địa  của  Anh,  Hà  Lan,  Mỹ ở Thái  Bình  Dương:  chiến
         dịch  Malaysia  (1940 - 1942), chiến  dịch Java  (14-2 -  15-3-1942),
         chiến dịch Philippmes (1941 - 1942), chiến dịch Miến Điện (20-1 -

         10-  5-1942)...
             Malaysia  là  thuộc  địa  của  Anh.  Nhật đã  sử dụng Tập  đoàn

         quân  25  gồm  70.000  quân,  25  tàu  chiến,  16  tàu  ngầm,  600  máy
         bay đánh bại 14.500 quân Đồng minh, kiểm soát được Malaysia



             1.  Hòn  đảo  ở  đông  nam Châu  Giang,  thuộc  tỉnh  Quảng  Đông,  Trung
         Quốc,  chiều  dài  16,8km,  chiều  rộng nam  - bắc  từ 3  - 8km.  Theo  Điều  ước
         Nam Kinh năm 1842, Mãn Thanh nhượng cho đê'quốc  Anh.  Tiếp đó, Mãn
         Thanh  nhượng  bán  đảo cửu Long cho  Anh  theo  Điều  ước  Bắc  Kinh  năm
         1860.  Năm  1898,  theo  điều  ước  mở  rộng  chỉ giới  Hồng Kông,  Mãn Thanh
         cho  Anh  “thuê”  thêm  235  hòn đảo  lớn nhỏ quanh  Hồng  Kông  trong vòng
         99  năm,  toàn  bộ  diện  tích  gồm  80km^  (Lý  Kiện:  N hững  hí m ật của  nền
         ngoại giao  Trung Quốc,  Nxb. Văn hóa  thông tin,  Hà  Nội,  2003,  t.II,  tr.361,
         369-387).
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26