Page 15 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 15
Chương l.-m SM Cm TERAUCHI 17
đặt các cửa khẩu Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và
cửa biển Hải Phòng dưới sư giám sát của Nhật. Ngày 22-6-1940,
Nhật tăng cường sức ép buộc Pháp ký hiệp ước thừa nhận đặc
quyền của Nhật ở Đông Dương.
Sau khi Pháp đầu hàng Đức, Catroux ngả theo phái De
Gaulle, ngày 25-6-1940, Decoux - nguyên Tư lệnh lực lượng hải
quân Pháp ở Viễn Đông - được bổ nhiệm làm Toàn quyền thay
Catroux. Ngày 30-8-1940, hắn đã ký văn bản thỏa mãn yêu sách
của Nhật. Tiến thêm một bước nữa, Nhật đòi Pháp phải để
Nhật đóng quân, chuyển quân và sử dụng các sân bay quân sự
ở Bắc Kỳ.
Ngày 22-9-1940, Pháp nhắm mắt ký thỏa ước công nhận
Nhật đưỢc quyền đồn trú 6.000 quân ở bắc sông Hổng, được
đi qua Bắc Việt Nam sang tham chiến ở Vân Nam nhtmg
không vượt quá quân số 2.500. Quân Nhật ở Quảng Đông có
thể rút về nước qua Bắc Việt Nam, đồng thời nhượng cho
Nhật sử dụng ba sân bay: Gia Lâm, Lào Cai, Phủ Lạng Thương
và cảng Hải Phòng.
Thỏa ước chưa ráo mực, ngay chiểu ngày 22-9-1940, quân
Nhât bất ngờ từ Quảng Tây vươt biên giới Viêt - Trung đánh
chiếm Lạng Sơn, ngày 25-9 đổ bô lên Đổ Sơn, ném bom đánh
chiếm Hải Phòng (ngày 26-9) và lần lượt chiếm đóng Hà Nôi,
Phú Tho, Bắc Ninh. Cuộc đấu súng giữa Nhật và Pháp đã diễn
ra ở Đồng Đăng, Na sầm, Chi Ma, Lộc Bình, ơ Na sầm, Nhật
chết trên dưới 100 và con số bị thương cũng xấp xỉ 100. Quân số
của Pháp trong cuộc chiến chết và bị thương hàng nghìn. Ngày
25-9-1940, Toàn quyền Đông Dương gửi giác thư cho Nhật
châ'p nhận để 2.500 quân Nhật vào chiếm đóng Lạng Sơn trong
ngày 15-10-1940. Trước thái độ khuất phục của Chính phủ
Pétain, Nhật lấh thêm, đòi Pháp ký các hiệp ước ngày 23-7-1941