Page 94 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 94

cúng  giỗ  như  người  Tày,  người  Việt  và  một  số tộc
        người  khác.  Họ  trả  ơn  cha  mẹ,  ông  bà  bằng  cách
        tưởng nhớ đến ngày sinh.
            Thông  thường,  lễ  sinh  nhật  được  tổ  chức  lần
        đầu  vào  những  năm  gọi  là  "năm  hạn",  tức  vào
        những năm 49 hoặc  53 tuổi (tính cả Mụ).  Phổ’ biến
        người  ta  đón  mòi  thầy  mo,  then  về  đế  cầu  yên,
        mừng thọ.  Lần  ăn  sinh  nhật  đầu  tiên  gọi  là  "khai
        khoăn" (nghĩa là mở cửa hồn).  Người Nùng gọi hồn
        là  "khoăn",  gắn  bó  với  thể  xác,  không  tách  rời
        nhau. Khi hồn tách khỏi thể xác gọi là phj (ma). Tổ
        chức lễ  sinh  nhật cho bô",  mẹ không tách ròi nhau.
        Mục đích của lễ này là để "hồn" không bỏ đi, bô" mẹ
        mạnh  khỏe,  sô"ng  lâu.  Nội  dung  các  bài  khấn  của
        mo, then là những lòi động viên, cầu mong "khoăn"
        luôn  hòa  hỢp  lâu  dài  với  thể  xác,  cầu  mong  sự
        trường thọ cho người được làm lễ.
            Lễ  sinh  nhật  lần  đầu  tiên,  bao  giò  bên  ngoại
        cũng làm một con lợn quay để cúng gia tiên và cầu
        "khoăn" cho gia chủ.
            Trước  đây,  sau  lần  tổ chức  sinh  nhật  đầu  tiên
        này, những năm tiếp theo cứ đến dịp ngày sinh này
        (của ông, bà nào đấy), bà con thân thích, bạn bè tự
        đến mừng.  Theo tục lệ,  người con gái đi lấy chồng,
        ít  nhất  cũng  phải  đem  con  lợn  quay  và  bánh  giầy
        về làm sinh nhật cho bô" mẹ một lần trong đòi để tỏ
        lòng hiếu thảo đô"i với cha mẹ.
            Xưa kia, người Nùng gọi lễ sinh nhật là "kin cỏ"
        nghĩa là "ăn của góp".  Mỗi người đến dự đều  mang
        theo  một  con  gà.  Con  gái,  con  rể  đều  mang  lễ  vật
        đến.  Mỗi  năm  bà  con,  bạn  bè  gặp  nhau  một  lần,


         92
   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99