Page 91 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 91

(Me Bjóc)  cho  đứa  trẻ  sơ  sinh.  Trong lễ  cúng Mụ,
    bên  ngoại  đóng  vai  trò  quan  trọng.  Theo  tục  lệ,
    nếu là đứa cháu đầu lòng, bên ngoại đem  một con
    lợn,  một  đôi  gà  và  một  làn  bánh  giầy  nhuộm
    phẩm  đỏ  mặt trên cùng hoa  giấy,  ô"ng cắm  hương
    sang  nhà  con  rể  lập  bàn  thò  Mụ  cho  cháu,  ồng
    ngoại  đem  cái  bàn  thò  Mụ  và  tự  tay  đặt  bàn  thờ
    này.  Trên  ô"ng  hương,  nếu  là  con  trai,  cắt  hai
    bông hoa to cắm vào;  nếu là con  gái,  cắt các bông
    hoa nhỏ hơn,  mảnh hơn.  Bàn thò Mụ được lưu giữ
    thờ cúng cho  đến  khi  người con út trong gia  đình
    lấy vỢ - lấy chồng mới bỏ đi.
        Vai  trò của  nhà  ngoại  trong việc cúng Mụ đối
    với  trẻ  sơ  sinh  để  lại  dấu  ấn  đậm  nét  của  một
    truyền thống mẫu hệ từ rất xa xưa.  Nó đã tồn tại
    rất lâu  ngay cả trong lòng của  một xã hội phụ hệ
    vững  chắc.  Khi  đứa  bé  được  một  tháng  tuổi,  gia
    đình  làm  lễ  đầy  tháng  ("óc  bươn").  Người  ta  tổ
    chức  một  buổi  làm  then  nhằm  cầu  an  giải  hạn,
    mong  thánh  mẫu  gia  tiên  cho  cháu  bé  luôn  được
    khỏe  mạnh.  Lễ  làm  to  hay  nhỏ  tùy  theo  khả
    năng  của  từng  gia  đình.  Nếu  là  con  trai,  ông
    ngoại  làm  cho  cháu  một  cái  nôi,  bà  ngoại  tặng
    cháu  một  cái  địu,  mặt  địu  bằng  thô  cẩm.  Ngày
    đầy  tháng,  người  mẹ  thường  dịu con  ra  khỏi  nhà
    một quãng gọi là  "khai bươn" rồi mới trở về, với ý
    nghĩa  kết  thúc  thời  gian  ở  cữ.  Và  người  ta  bắt
    đầu  cắt  tóc  cho  con,  tóc  được  thu  lại  để  cất  đi,
    đồng  thời  bớt  một  chỏm  trên  đỉnh  đầu  làm  nơi
    trú ngụ của hồn vía.



                                                           89
   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96