Page 86 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 86

sau đó bước lên nhà trên để ra cửa. Tiếp đến là phù
         dâu,  những người trong đoàn  đưa dâu,  đón dâu và
         ông mối là  người ra cửa  sau cùng.  Người Nùng An
         có  tục  khi  đoàn  đưa  dâu  ra  khỏi  bản  đi  được  một
         đoạn  đường  thì  "tả  slưng"  (ông  cậu)  bắt  đầu  khởi
         hành đi theo,  mang theo hai bó hương để thắp trên
         đường  đi  từ  nhà  cháu  gái  đến  nhà  cháu  rê  với  ý
         nghĩa cầu  mong các thiên thần,  ma quỷ không làm
         trắc trở cho đoàn đưa đón dâu.
             Trên  đường  về  nhà  trai,  đoàn  đưa  -  đón  dâu
         phải tuân thủ một số kiêng kỵ và nghi lễ như sau:
         gặp cầu,  qua sông,  qua  suôi,  khi đã đi  qua phải bỏ
         xuôAg nước vài đồng tiền xu hay tiền giấy, hoặc đặt
         trên  bò  bên  kia  một  chiếc  khăn  mặt  (như  người
         Nùng  Lòi).  Đi  qua  những  chỗ  được  coi  là  linh
         thiêng như miếu thờ, rừng cấm, đèo Phật’... cô dâu
         Nùng Lòi che  ô trên  đầu.  Đoàn  đưa  -  đón  dâu  khi
         đến  nhà  trai  phải  đúng  giờ  tốt  mới  được  vào  nhà,
         nếu chưa được giờ tôt, vẫn phải đợi ỏ ngoài.
             Trước  khi  vào  nhà,  người  ta  phải  làm  lễ  "cải
         sát" cho cô dâu, vói ý nghĩa xua đuổi các tà ma bám
         theo  cô  trên  đường  đi.  Người  Nùng  Phản  Slình
         thường để trước cửa nhà một mâm lễ vật (gồm một
         con gà  luộc chín,  5 chén  rượu...)  đặt trên  một chậu
         nưốc,  thầy  mo  cầm  mấy  nén  hương  huơ  lên  niệm
         thần chú,  sau đó đổ rượu xuôAg đất, cất mâm lễ, cô
         dâu bước tới, lấy chân hất đố’ chậu nước rồi mới bước




             1.  Một  số  vùng  cư  trú  của  đồng  bào  Nùng  có  những  con  "đèo
         thiêng" được gọi là kéo Phụt (đèo Phật).



         84
   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91