Page 84 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 84

cô  gái,  cho  nên  phải  làm  lễ  này  để thu  lại  hồn vía
         về với bản mệnh.
             -  Lễ  ăn  hỏi:  Người  Nùng  Phản  Slình  gọi  là  lễ
         "Đặt  cáy",  người  Nùng  Lòi  gọi  là  lễ  "Háp  minh
         hom",  ngưòi  Nùng An  gọi  là  "pây cá cạy"...  và  một
         số^ nhóm Nùng ở Bắc Kạn gọi là lễ "Tắc mác sỉục".
             Trong  lễ  này,  người  ta  nhò  mai  mối  và  mang
         theo lễ vật (gồm gà, thịt lợn, bánh,  gạo nếp,  rưỢu -
         có  số  lượng  khác  nhau  giữa  các  nhóm,  các  địa
         phương)  sang  nhà  gái  ăn  hỏi  chính  thức.  Nhà  gái
         tiếp nhận lễ vật làm cỗ cúng gia tiên và tiếp đãi họ
         hàng thân thích đến dự lễ.
             Sau bữa cơm,  họ hàng nhà gái trao đổi với  mai
         môi  nhà  trai  về  sô"  lượng  các  khoản  lễ  vật  trong
         ngày  cưới  để  báo  cho  nhà  trai  biết  và  lo  liệu.  Từ
         đấy, quan hệ thông gia chính thức đưỢc xác định và
         hàng năm, vào các dịp lễ - tết lớn (Tết Nguyên đán,
         Rằm  tháng  bảy)  nhà  trai  có  sắm  quà  sêu  tết  nhà
         gái, gồm: một đôi gà sông thiến vào dịp Tết Nguyên
         đán,  một đôi vịt vào Rằm tháng bảy cùng một chai
         rưỢu và một sô" lễ vật khác.
             -  Lễ  cưới  ("Kin  lẩu",  "Dằm  lẩu",  "Cần  láo" hay
         "Cặp  lù"):  Thời  gian  từ  tháng  10  đến  tháng  2  âm
         lịch năm sau,  theo quan  niệm của đồng bào là thời
         gian  thích  hỢp  nhất  đê  làm  đám  cưới.  Đây  là  mùa
         nông nhàn,  gạo đầy đủ,  mùa đông se lạnh,  tiết tròi
         hanh khô... Ngày cưới được lựa chọn một cách thận
         trọng,  phải  là  ngày  lành  tháng  tô"t  do  tào,  mo  xác
         định,  thường  là  ngày  có  phúc  cho  nhà  trai,  có  lộc
         cho đôi vỢ chồng trẻ.



         82
   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89