Page 92 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 92
Xưa kia người Nùng
không đặt tên cho con
sau khi đẻ mà nhân dịp
đầu tháng mới đặt cho
con một tên "nọi" (tên
tục). Đến 14-15 tuổi,
người ta làm lễ ''đội
mủ" hay còn gọi là lễ
"gia quan" cho người
thiếu niên đang lớn. Lễ
"đội mủ" do thầy mo
chủ trì, gia đình làm cỗ Mẹ con người Nùng
cúng để báo tổ tiên. Ảnh: Sách "Việt Nam hình ảnh
cộng đồng 54 dân tộc"
Trong lễ này, người ta
đặt "tên quan" hay còn gọi là "tên tự" (tên chữ) cho
đứa trẻ. Tên được bô mẹ chọn, sau đó thầy mo dâng
báo tổ tiên qua việc gieo bát quái để xem thần linh
có thuận hay không. Nếu được quẻ thì "tên quan"
sẽ phải ghi đầy đủ lên một mảnh giấy hồng cài vào
vách nhà. "Tên quan" được sử dụng chính thức
trong cộng đồng.
Do sông ở miền núi, trước đây trẻ nhỏ thường
hay ô"m yếu, thuôc men khan hiếm nên trong việc
sinh thành, nuôi dạy con cái nảy sinh nhiều mê tín
dị đoan. Những gia đình hiếm con hoặc con hay ôm
yếu, thường mang con "gửi vía" cho các ông mo, bà
then, hoặc một gốc cây, một hòn đá nào đó. Đến khi
đứa bé trưởng thành, dựng vỢ gả chồng phải làm lễ
trả ơn cho những người và vật đó. Thường ngày các
em đeo bùa với quan niệm là vật kỵ ma quỷ.
90