Page 95 - Văn Hóa Tộc ười Khơ Mú
P. 95

phẩm  ra  một  tấm  phên  rồi  tất  cả  các  thành  viên
    nhà gái và chú rê ngồi xung quanh mâm cúng. Chủ
    nhà  trịnh  trọng cúng  mời  tổ tiên về chứng giám  lễ
    thành  hôn  và  phù  hộ  cho  đôi  tân  hôn.  Cúng xong,
    chủ  lễ  lấy  cơm  nếp,  tiết  gà  chấm  lên  trán  và  đầu
    gôi  của  chàng  rể  cùng  các  thành  viên  trong  gia
    đình,  sau  đó  mỗi  người  cùng  nếm  một  ít  thức  ăn
   trong  mâm  rồi  kết thúc.  Hai  họ  ngồi  vào  tiệc  cưới,
   vừa ăn uô"ng vừa chuyện trò.
        ớ   miền  Tây  Thanh  -  Nghệ,  lễ  cưới  của  người
    Khơ-mú được tổ chức hai lần:  lần thứ nhất chỉ làm
   lễ  cưới  nhỏ  (teng gang),  lần  thứ  hai  lễ  cưới  chính
   (m ạc  xờ ria).  Sau  lễ  cưới  lần  thứ  nhất,  chàng  trai
   chính  thức  làm  nghĩa  vụ  ở  rể  theo  tập  tục.  Trước
   kia,  hạn  ở rể  phải  từ  3  đến  12  năm.  Tuy  vậy,  thời
   gian  ở  rể  do  hai  bên  gia  đình  thỏa  thuận.  Cũng có
   thể,  nhà  trai  không  muốn  ở  rể  theo  đúng yêu  cầu
   của  nhà  gái,  có  thể  nộp  một  khoản  tiền  theo  thỏa
   thuận để thay thế. Thời gian ở rể vì thế có thể ngắn
   hơn.  Trong  thòi  gian  ở  rể,  chàng  trai  phải  đổi  họ
   của  mình  sang  họ  nhà  vỢ.  Ngày  nay,  tục  ở  rể  chỉ
   còn  là  hình  thức,  việc  đổi  sang  họ  nhà  vỢ  cũng  ít
   thấy duy trì.

       Hết thòi hạn ở rể,  nhà trai còn phải đem một số
   lễ vật sang nhà gái để làm lễ đón dâu. Thành phần
   đi đón dâu thường có: chú, bác, cô, cậu, anh em của
   chú rể,  đủ cả nam, nữ, già, trẻ từ 6-8 người.
       Một trong những nghi lễ quan trọng nhất trước
   khi  đón  dâu  là  nhà  trai  làm  lễ  xin  tách  linh  hồn
   của chú rể và cô dâu khỏi sự ràng buộc của ma nhà
   phía  gia  đình  cô  gái  để  nhập  vào  ma  nhà  của  gia


                                                          93
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100