Page 304 - Trang Phục Việt Nam
P. 304

[82]  Chạy đàn: một hình thức cúng lễ có diễn lại sự tích nhà Phật, có đọc kinh (gần như hát), có động
  tác, di chuyển (gần như múa)…
     [83]  Là tên gọi tắt một xí nghiệp dệt tư nhân (Société Industriel1e de Textile d’Annam, có nghĩa là
  Hiệp hội kỹ nghệ dệt miền Trung).
     [84]  Từ trước tới nay, nhiều người viết là “trấn thủ” và cho rằng nó xuất phát từ câu ca dao “Ba năm
  trấn thủ lưu đồn”. Nhưng đúng ra phải viết “chấn thủ”. Áo chấn thủ có nghĩa là áo cụt tay.
     [85]  Trang phục Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hiệu để đeo trước mũ làm bằng đồng hình tròn
  trên đó có màu nền và hình vẽ tượng trưng cho từng quân chủng khác nhau (như lục quân, không quân, hải
  quân…). Phù hiệu để đeo ở ve cổ áo, thường làm bằng vải hình chữ nhật chéo (5,5 x 3,5cm) trên đó có nền
  phù hiệu và hình phù hiệu. Trước kia, trên phù hiệu hoặc để trơn hoặc có một số lượng ngôi sao để chỉ rõ
  cấp bậc người đeo. Nay có hình phù hiệu với các hình khác nhau để phân biệt các binh chủng và ngành
  nghề chuyên môn trong quân đội.
     [86]  Quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng, từ năm 1983 đến 1985, trong quân đội dần dần sẽ mặc
  quân phục thường dùng K82. Nhưng trong thời gian quá độ, được mặc xen kẽ quân phục kiểu cũ cho đến
  khi có qui định mới. Ở đây chỉ giới thiệu quân phục K82.
     [87]  Mặc quân phục mùa hè lúc thường được đi dép cao su đen, nâu, dép nhựa màu trắng, nâu, xanh
  lá cây.
     [88]  Lục quân: màu xanh lá cây. Hải quân, Không quân: màu tím than.
     [89]  Được đi giày vải; giày da đen, da nâu; giày cao cổ, ngắn cổ, ủng cao, ủng ngắn.
     [90]  Lễ lớn, kể cả trong nước và ngoài nước gồm: Lễ Quốc tế Lao động, Lễ Quốc khánh, Lễ kỷ niệm
  ngày thành lập Quân đội, Đại hội Đảng toàn quốc, Lễ quốc tang.
     [91]  Thời gian này, bỏ cấp thượng tá.
   299   300   301   302   303   304   305