Page 301 - Trang Phục Việt Nam
P. 301
[21] Hình vũ nữ trên ván bưng, chùa Thái Lạc (Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên).
[22] Hình các nhạc công trên cốn, chùa Thái Lạc (Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên).
[23] Hình vũ nữ trên gạch, chùa Hang (Núi Úc, Đồng Tâm, Lạc Yên, Yên Bái).
[24] Ở nhiều nước trên thế giới hiện nay vẫn có quy định thanh niên nhập ngũ, đầu cạo trọc hoặc cắt
tóc rất ngắn, tạo điều kiện cho các hoạt động luyện tập quân sự và chiến đấu thuận lợi.
[25] Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đã dạy vua Trần Anh Tông: “Nhà ta vốn là người ở vùng hạ lưu,
đời đời ưa chuộng hùng dũng, thường thích hình rồng vào đùi… để tỏ là không quên gốc” (Đại Việt sử ký
toàn thư).
[26] Chính sắc là các màu cơ bản như xanh, đỏ, vàng, trắng, đen.
[27] Gián sắc là các màu do pha lẫn màu này với màu khác mà thành.
[28] Hình các loại hoa văn trên bệ đá chùa Phổ Minh (xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định), hình
rồng ở cốn gỗ chùa Dâu (xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh), hình sóng nước trên bệ đá tháp Trần
Nhân Tông (chùa Hoa Yên), hình hoa trên thạp gốm đào được ở cánh đồng Cửa Triều, khu Thiên Trường
(Lộc Vượng, Mỹ Lộc, ngoại thành Nam Định), v.v…
[29] Theo Lịch sử Việt Nam, Tập I.
[30] Mũ miện của vua Việt Nam từ xa xưa không thấy nói đến, nhưng theo Lịch triều hiến chương loại
chí mũ miện được làm ra từ đời vua Lê Thái Tông (1434-1442), song cũng không dùng liên tục. Ở Trung
Quốc, đến đời nhà Chu, mũ miện là thứ mũ cao quí nhất được đội trong các dịp tế lễ quan trọng (như tế
trời, tế ngũ đế, cúng tiên vương…). Trong mỗi loại tế lễ, tùy theo mức độ tôn nghiêm, đội mũ miện lại phải
mặc một loại áo khác nhau. Đó là áo đại cừu (áo lông cừu non), cổn phục (áo thêu rồng phượng), miết phục
(áo thêu hình chim trĩ), xuế phục (áo dệt bằng lông cừu và lông chim trĩ), hy phục (áo dệt bằng tơ dây sắn),
huyền phục (áo không có hoa văn). Khi mặc cổn phục, mũ miện được đính 12 tua, khi mặc miết phục, đính
9 tua, khi mặc xuế phục, đính 7 tua, khi mặc hy phục, đính 5 tua, khi mặc huyền phục, đính 3 tua phía trước,
phía sau. Mỗi tua là một dây tảo (dây tơ nhiều màu) xâu 12 viên ngọc, được gọi là ngọc tảo.
[31] Hoàng bào: áo bào màu vàng của nhà vua.
[32] Mũ xung thiên: mũ phác đầu có hai cánh trỏ lên trời.
[33] Mũ bình đính: từ mũ tứ phương bình đính (dùng trong quân đội thời Đinh Tiên Hoàng, bằng da,
hình vuông, trên bằng phẳng). Đời sau đổi ra hình lục lăng, hạ thấp bớt phần trên, chế bằng lụa bồi sơn,
chuyên dùng khi tế lễ.
[34] Yết kiến: các quan gặp vua ngày thường.
[35] Mũ dương đường là mũ phác đầu nhưng phía sau cao lên.
[36] Dây thao kép: dây thao chập đôi để thắt áo.
[37] Ô sa: sa màu đen, loại đặc biệt, còn sa thường màu đen thì gọi là hắc sa.
[38] Theo Nguyễn Đình Đầu lược dịch từ B.S.E.I: Relation d’un voyage en Cochinchine en 1778 của
M. Chapman.
[39] Thân quân: quân túc trực bảo vệ kinh thành.
[40] Nón thủy ma: nón đan bằng gai nước.
[41] Quan đường thượng: còn gọi là đường quan, chức quan cao cấp.
[42]