Page 302 - Trang Phục Việt Nam
P. 302
[42] Mệnh phụ: người đàn bà được vua phong hiệu cho. Có hai hạng: nội mệnh phụ là những người
được phong hiệu ở trong cung (như phi tần), ngoại mệnh phụ là công chúa, vợ tước vương và đàn bà nhờ
chồng mà được phong.
[43] Vải thanh cát: vải nhuộm màu xanh chàm rồi giấn nâu đem hồ qua, lấy chày đập, vò kỹ, phơi khô.
[44] Hoàng thân là thân thích nhà vua. Vương thân là thân thích nhà chúa.
[45] Màu tía, màu hồng, màu thanh cát…
[46] Mũ phác đầu, mũ ô sa, nón chóp bạc gài lông đỏ, nóp chóp bạc, nón sơn son gài lông đỏ, nón sơn
son…
[47] Một loại gà rừng.
[48] Dẫn theo Nguyễn Đình Đầu, lược dịch từ B.S.E.I: Relation d’un voyage en Cochinchine en 1778
của M.Chapman.
[49] Mũ mát còn gọi là mũ lương, mũ mã vĩ, làm bằng lông đuôi ngựa.
[50] Theo Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Nxb KHXH, H., 1977.
[51] Tượng cô gái (gỗ) ở đình Hương Lộc (Nghĩa Hưng, Nam Định).
[52] Phạm Đình Hổ, Vũ Trung tùy bút.
[53] Theo Phạm Đình Hổ, Vũ Trung tùy bút.
[54] Vân kiên: tấm vải trang trí đẹp, có loại có tua, trùm một phần ngực, lưng và vai.
[55] Dây anh lạc: dây đeo đồ trang sức.
[56] Lời vua Lê Thánh Tông, (1471) (Lịch triều hiến chương loại chí).
[57] Lễ cày ruộng tịch điền đã có từ thời Tiền Lê nhưng không rõ vua ăn mặc thế nào.
[58] Bộ trang phục của người phụ nữ miền Bắc xưa đã đi vào ca dao:
Cái nón ba tầm
Quai thao một nắm, áo trầm một đôi,
Cái thắt lưng em bảy tám vuông sồi…
[59] Do đó, nụ cười và hàm răng của các cô đã để thương để nhớ cho ai trong ca dao:
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười…
Răng đen ai nhuộm cho mình.
Để duyên mình đẹp, cho tình anh say…
Trăm quan mua lấy nụ cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen…
[60] Ngù là một bông hoa bằng ngà đính trên mặt guốc, khi đi guốc người ta kẹp thân ngù vào khe hai
ngón chân cho chắc (thay quai). Ở miền Trung guốc ngù được cẩn xà cừ và ngù thường làm bằng ngà,
hình cầu.
[61] Đồng Lầm là một địa danh ở phía nam Hà Nội thời đó nổi tiếng về nhuộm vải.
[62] Khăn rằn chiều dài khoảng 120cm, rộng từ 40-50cm, trên mặt khăn có những hình ô vuông màu
ghi và trắng xen kẽ nhau. Khi trời lạnh thì quàng cổ, lúc nắng nóng thì vắt lên đầu thành nhiều lớp.
[63] Có người cho rằng áo dài phụ nữ có sự cách tân như vậy vì thời gian này phương tiện đi lại ở Sài