Page 227 - Trang Phục Việt Nam
P. 227
Nữ đội viên du kích
Đã giành được chính quyền, nhưng vấn đề trang phục quân đội vẫn chưa
được qui định, sự trang bị tùy thuộc khả năng của từng đơn vị, từng địa
phương.
Riêng ở Hà Nội, các chiến sĩ Vệ quốc quân (đa số là tiểu tư sản, học
sinh, công nhân) mặc rất đẹp. áo sơ mi, quần bó ống, đi giày da cổ thấp.
Đặc biệt là có loại mũ ca lô vải màu vàng hay bằng dạ tím than, đội lệch
trên đầu. Trước mũ đính một ngôi sao vàng trên nền đỏ tròn. Tự vệ chiến
đấu thành đeo sao vàng, nền đỏ vuông (đều bằng vải hoặc nỉ màu đỏ).
Đối với cán bộ chỉ huy, quân hiệu còn thêu thêm một vành màu vàng cho
các cấp tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, từ cấp chi đội
trưởng thêu bằng sợi kim tuyến (vàng). Cấp phó, thêu một vành màu trắng,
từ cấp chi đội phó, thêu bằng sợi ngân tuyến (bạc).
Ngoài ra, còn có cấp hiệu hình chữ nhật (5cm x 2cm) gài ở túi ngực bên
trái. Cấp hiệu, nền bằng vải màu đỏ, ở giữa thêu sao màu trắng. Cấp cán
bộ tiểu đội một sao, trung đội hai sao, đại đội ba sao, chi đội bốn sao.
Cấp trưởng, thêu vành vàng, cấp phó, thêu vành trắng.
19-12-1946, Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Các lực lượng vũ trang tản vào dân, dựa vào dân, mặc như dân. Ở miền
Bắc, miền Trung chủ yếu mặc vải nâu áo cánh có hai túi, quần ta buộc túm
ống (do đó có tên gọi bộ đội là “Vệ túm” (cũng có người cho rằng do có
chiến sĩ rách áo, rách quần, chưa vá kịp, lấy dây buộc túm lại, nên có tên