Page 222 - Trang Phục Việt Nam
P. 222
phục bình thường như quần áo trong sinh hoạt hàng ngày, như trang phục
của các tín đồ đến dự lễ (trước đây, các mục sư vẫn mặc áo dài the đen
phủ ngoài áo dài trắng, đầu đội khăn xếp, hoặc mặc Âu phục…), tất cả
đều không chịu sự qui định nào về trang phục, miễn là giữ được tính
nghiêm túc, sự trang trọng.
Đặc biệt, trong buổi làm lễ Bap têm, người chịu lễ được mặc một loại áo
mang tính biểu tượng. Đó là kiểu áo chùng rộng màu đen hay xám, tay áo
rộng, cổ áo thấp, trước ngực mở một một đoạn ngắn để chui đầu. Áo dài
đến gần cổ chân người mặc và chỉ mặc trong buổi làm lễ.
Các mục sư, chấp sự đạo Tin lành
Ban hát lễ trong đạo Tin Lành mặc đồng phục, nữ thường mặc áo thụng
rộng, màu sáng, tay dài rộng, cổ tay viền màu nhạt; nam mặc Âu phục. Lớp
tuổi thiếu nhi, vai choàng thêm tấm yếm (phía Nam gọi là xây, như kiểu vân
kiên). Như vậy, trang phục của Ban hát lễ cũng không cố định mà có thể
khác nhau về thiết kế kiểu dáng, màu sắc tùy theo khả năng và thẩm mỹ
của các địa phương. Như có nơi may tấm vân kiên màu đỏ, cắt tròn, viền
vàng cho bé gái, cắt chéo đầu nhọn cho bé trai; hoặc có nơi trang trí trước
ngực từng người một dải vải rộng khoảng 8cm, dài khoảng 60cm, màu
vàng nhạt hay xanh nhạt… Hoặc có nơi, có thời gian, nam mặc com lê, nữ
mặc áo dài hay áo dân tộc, v.v…