Page 224 - Trang Phục Việt Nam
P. 224

làm tôn giáo đều tự nguyện sống giản dị. Điều này ảnh hưởng rất rõ đến
  phần ăn mặc của họ.
       Điều đáng kể là trang phục trong Phật giáo Việt Nam đã được bản địa
  hóa cao độ, đặc biệt là ở phái Bắc tông. Áo cánh cài khuy giữa, áo dài cài
  khuy cạnh, quần ống rộng của sư nam, sư nữ đều xuất phát từ mẫu áo
  quần của dân tộc. Kiểu chít khăn của sư nữ cũng là một sáng tạo của Việt
  Nam. Màu nâu của trang phục các sư Việt Nam cũng là màu của một dân
  tộc, một đất nước có nhiều củ nâu làm thuốc nhuộm. Trong Thiên Chúa
  giáo, từ học sinh tiểu chủng viện, cũng thường thấy sử dụng chiếc áo dài
  đen cài khuy cạnh, quần trắng kiểu dân tộc. Kiểu áo lễ (soutane), khởi thủy
  có hàng khuy ở giữa thân áo, đã có thời gian sửa thành cài khuy chéo từ
  cổ xuống nách, giống với kiểu áo năm thân Việt Nam. Các Mục sư đạo Tin
  Lành mặc áo the, đội khăn xếp…
       Như vậy, có thể nói, trong lĩnh vực trang phục, ý thức bản địa hóa để phù
  hợp với phong tục, tập quán, với thực tế khách quan ở Việt Nam - đã đem
  lại cho tôn giáo Việt Nam một màu sắc Việt Nam độc đáo.
   219   220   221   222   223   224   225   226   227   228   229