Page 228 - Trang Phục Việt Nam
P. 228
gọi như vậy). Có người mặc sơ mi, quần Âu. Mũ nón, giày dép có gì dùng
vậy. Có người đi chân đất. Cán bộ mặc thêm áo bludông, áo vét Ca na
điêng, áo va rơi. Tùy theo khả năng tự túc. Chiến sĩ Khu V, mặc áo cánh,
[83]
quần ta màu tro xám, bằng vải sợi bông gọi là vải Sita . Miền Nam
thường mặc áo bà ba đen, quần đùi, do đặc điểm thời tiết nóng và phải
hoạt động trong địa hình Nam Bộ nhiều kênh rạch, sình lầy.
[84]
Cuối năm 1947, xuất hiện chiếc áo chấn thủ trong quân đội. Áo chấn
thủ rất đơn giản, ngắn đến thắt lưng, cổ tròn, không có tay áo. Gồm hai
mảnh trước sau, nối liền nhau ở cạnh sườn và một bên vai. Còn cạnh
sườn và trên vai bên kia thì cài cúc. Mỗi mảnh áo may hai lần vải, ở giữa
nhồi bông, chần hình quả trám. áo gọn gàng, giữ nhiệt tốt. Những năm
kháng chiến gian khổ, hiếm bông, có thời kỳ phải dùng lông vịt hay vỏ cây
sui đập rập, phơi khô thay bông. Cúc, khuy cũng thiếu, phải dùng dây vải
buộc hoặc làm cúc bằng giấy ép tẩm sơn thay thế.
Bộ đội trong trang phục chấn thủ, mũ lưới,
dép lốp Quân du kích