Page 231 - Trang Phục Việt Nam
P. 231

dùng được trong mọi điều kiện nắng, mưa, lội nước, đạp gai, v.v… Bộ
  đội, nhân dân đang thiếu đồ đi, đa số đi chân đất, nay thấy đôi dép này ra
  đời với giá thành không đáng kể, nên lập tức mọi người ưa thích sử dụng.
       Dép lên đến Việt Bắc được cải tiến, hai quai chéo làm to bản ra và
  được đóng thêm đanh tre cho đỡ tuột. Có nơi dùng quai bằng cao su màu
  đỏ, cắt lượn khá đẹp.
       Từ năm 1950, từng bước bộ đội được trang bị đồng bộ: áo sơ mi hai
  túi, có cầu vai, quần Âu, ở gấu quần có khuy và khuyết để cài túm lại cho
  gọn gàng. Cả bộ màu xanh lá cây hay màu cỏ úa. Giày vải xanh, đế cao
  su. Nhiều người vẫn đi dép cao su đen.
       Trong chiến dịch Tây Bắc (1952), để chống cái rét của vùng rừng núi, bộ
  đội được phát áo chấn thủ dài tay (như một thứ bludông bông). Ngoài ra,
  đã thu được nhiều dù chiến lợi phẩm, mỗi người thường dùng một miếng
  dù to, khi hành quân thì ngụy trang, trời rét, quàng cổ, đêm ngủ, làm chăn
  đắp.
       Năm 1953, quân đội ta bắt đầu được trang bị quân phục thống nhất, và
  đến ngày tiếp quản Thủ đô (10-1954), đa số đã được mặc đồng phục.
       Chiến sĩ: kiểu áo sơ mi tay dài, cổ đứng, hai túi ngực có nắp, vai đệm
  thêm vải và máy 32 đường chỉ cho bền, thắt lưng vải ra ngoài áo, quần Âu,
  mũ cối, giày vải (đế cao su), tất cả màu xanh lá cây hay màu cỏ úa. Mặc áo
  này, bỏ vạt ra ngoài quần (mặc áo sơ mi thường, phải cho vạt áo vào
  trong quần).
       Cán bộ trung cấp: áo có bốn túi trong, nắp ngoài, không có đệm vai,
  không thắt lưng ra ngoài áo.
       Cán bộ cao cấp: trang phục như cán bộ trung cấp, nhưng dùng loại vải
  tốt hơn (như ga ba đin).
                            [85]
   Đã có quân hiệu bằng đồng hình tròn  , đường kính 3cm, nền đỏ, có
  nhiều tia từ một ngôi sao vàng nổi ở giữa tỏa ra. Vành quân hiệu là một
  đường gờ nổi nhỏ, màu vàng.
   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236