Page 218 - Trang Phục Việt Nam
P. 218

trái sẽ không được tự do cử động bình thường…
       Về đồ đội, xưa kia có loại nón riêng cho nhà sư gọi là nón tu lờ. Nón làm
  bằng lá gồi, gần như chiếc mũ rộng vành. Ngày nay không phân biệt, đi
  nắng, các sư ông đội mũ lá, mũ cát, có thời gian đội kiểu mũ hướng đạo
  màu nâu. Trời rét đội mũ len nâu, hình tròn ống, trên chiết khít lại, hay đan
  kiểu nổi múi nhỏ như hình bụt ốc trên đầu các tượng Phật. Các sư bà đội
  nón bình thường. Các nhà sư Nam tông không đội mũ, khi ra đường, nếu
  cần, dùng ô màu vàng hoặc đen.
       Nhất thiết các nhà sư nam nữ đều cạo trọc đầu. Riêng nữ có khăn chít
  đầu. Đây là miếng vải dài 80cm rộng từ 50cm đến 60cm, màu nâu như
  màu quần áo. Khi đội khăn, gấp mép khăn (từ 5cm đến 10cm) theo chiều
  dài, trùm khăn lên đầu, mép chỗ gấp để trước trán, hai đầu khăn đưa ra
  phía sau rồi vắt chéo nhau ở gáy, nhét một phần vải hai bên ở đầu khăn
  vào trong, ở ngay sau hai tai.
       Lúc làm lễ chạy đàn, nhà sư còn đội một loại mũ nhiều màu hình hoa sen,
  gọi là mũ thất Phật, gồm có bảy cánh, mỗi cánh thêu một hình Phật hay
  hình hoa sen, hình chữ phạn… Ngoài ra, tùy theo đám lễ, đàn lễ, còn dùng
  mũ tì lư, mũ Phật quang, mũ Quan âm, mũ hiệp chưởng…
       Tất cả các sư sãi Bắc tông đều đeo chuỗi hạt, gọi là tràng hạt. Có thể là
  một chuỗi dài hoặc hai, ba chuỗi ngắn, nhưng nhất thiết có 108 hạt, tượng
  trưng cho 108 quả bồ đề. Lần tràng hạt để mong bỏ đi 108 điều phiền
  não, điều xấu trong cõi đời trần tục.
       Các nhà sư phái Nam tông không đeo tràng hạt.


       TRANG PHỤC THIÊN CHÚA GIÁO
   Ở nước ta cho tới nay, đạo Công giáo và đạo Tin Lành đang có nhiều tín
  đồ hơn cả. Trang phục trong đạo Công giáo ở Việt Nam thường thấy như
  sau:
       Ngoài những tín đồ có sao mặc vậy (nhưng vẫn thường dùng áo màu
  đen), tầng lớp học sinh học ở các tiểu chủng viện trước đây phải mặc áo
  khẩu (áo dài bằng vải màu đen), quần trắng. Ngày nay có thể mặc quần áo
  bình thường nhưng màu sắc không sặc sỡ. Tóc cắt ngắn không chải chuốt.
   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223