Page 215 - Trang Phục Việt Nam
P. 215

1. Trang phục sư nữ lúc bình thường (phía sau) 2. Trang phục sư nữ khi làm lễ 3. Trang phục thu đông
  của sư nam (miền Bắc) 4. Trang phục nhà sư phái Nam tông khi ở nhà 5. Trang phục nhà sư phái Nam tông
  khi ra đường

   Mô tả một tấm y ngũ điều: tùy theo chiều cao của người mặc, y ngũ điều
  có thể dài từ 1,6m đến 1,9m. Chiều ngang là năm miếng vải - tức “điều” -
  mỗi “điều” có bề ngang là 40cm. Nhưng năm “điều” không nối liền với
  nhau mà giữa hai “điều” lại có một dải vải bề ngang 5cm ngăn cách (gọi là
  “cách”). Trên từng “điều” theo chiều dọc xuống, còn chia ra làm hai phần
  không đều nhau do miếng “cách” ngăn ra. Phần dài hơn gọi là “trường”,
  phần ngắn gọi là “đoản”. Ở “điều” thứ nhất, “đoản” ở trên, “trường” ở dưới;
  ở điều thứ hai, “trường” lại ở trên, “đoản” ở dưới, v.v… tức là có sự sắp
  xếp so le “trường” và “đoản” giữa các “điều”. Nhìn một y (áo) bao giờ các
  “đoản” cũng ở trên, để các “cách” (ngang) với số lượng nhiều hơn ở phía
  trên cho đẹp mắt. (Y ngũ điều có ba “cách” ở trên, hai “cách” ở dưới).
       Ở y thất điều lại được bố trí nhất “đoản”, nhị “trường”. (Trong “điều” thứ
  nhất là một “đoản” hai “trường”; “điều” thứ hai, hai “trường” một “đoản”,
  v.v…). Viền quanh y là một nẹp rộng 10cm gọi là riệp. Ở mép vải phía trên
  của bất cứ y nào, ở khoảng 2/3 chiều ngang từ trái sang phải, cũng có một
  cúc tết bằng vải khâu trên một miếng vải hình nửa cánh quạt (dài 9cm).
   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220