Page 31 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 31
5. TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI cơ HO
o Vài nét về trang phục
Dân tộc Cơ Ho xưa kia không có nghề trồng bông dệt
vải, nhưng qua trao đổi mua bán với các dân tộc khác
trong vùng, họ mua sợi để dệt và cắt may những bộ y phục
truyền thống. Khi không thể trao đổi vải, người Cơ Ho đã
dùng vỏ cây rừng đập dập, ngâm xuống suối cho hết nhựa,
gập đôi lại và lấy dây mây để khâu trang phục, thường là
những kiểu áo chui đầu được khoét thủng tay, đàn bà Chơ
Ro mặc váy.
Sau này, điều kiện sinh hoạt khá hơn, họ đã tự dệt vải để
phục vụ nhu cầu mặc trong cộng đồng. Tuy nhiên nhìn
chung, nghề dệt vải của người Cơ Ho chỉ dừng ở mức không
chuyên và chỉ làm trong thời gian rảnh rỗi. Đấy cũng là một
nghề mang tính phân công lao động theo giới tính và là điều
kiện bắt buộc khi các cô gái chuẩn bị kết hôn.
Nguyên liệu dệt vải chủ yếu là sợi bông hoặc từ các loại
cây phụ liệu khác được lấy từ núi rừng, ruộng rẫy. Cây bông
được trồng ở vườn hoặc ven suối. Bông thu hái đem về phơi
nắng cho cánh bung ra hết. Để làm bông tơi, sạch, người Cơ
Ho tách hột, tiếp đến dùng đũa xe bông thành từng lọn nhỏ.
Lọn bông kéo ra một đầu nối vào trục xa quay để kéo sợi
(lambong), giống như công cụ kéo sợi của người Việt. Kéo
xong sợi, người ta đem ngâm vào nồi cháo gạo nếp đã nấu
nhừ, mục đích làm cho sợi dệt được bền chắc, không đứt
giữa chừng. Sợi ngâm xong được lấy ra phơi khô, sau đó
quấn vào cây quay để quấn lại thành cuộn chỉ lớn.
Màu nhuộm vải thường được lấy từ các loại củ, quả, lá
31