Page 240 - Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc Việt Nam
P. 240
khung dệt mà người Gia Rai gọi là mrai. Khi dệt xong một
tấm vải, các bộ phận lại trở về với vị trí rời rạc ban đầu của
nó. Trong vòng kín của sợi dọc, xếp thành hai tầng trên và
dưới, cách giăng sợi thành vòng kín làm cho tấm vải bị giới
hạn về chiều dài. Độ dài của tấm vải chính là khoảng cách
giữa hai khoóng nhân đôi (vòng kín hai tầng), độ dài này
chỉ có giới hạn trong một mức độ cho phép, vì luôn phải
đảm bảo sợi dọc trước mặt người dệt được căng ra, vì thế
trung bình mỗi tấm vải dài không quá 6m.
Chiều dài của tấm vải bị hạn chế bởi khoảng cách của
hai khoóng nhân đôi, nhưng khổ vải lại được mở rộng hơn.
Tuy người Gia Rai dệt thủ công nhưng khổ vải rộng trung
bình là 80cm vì tấm vải thoát khỏi sự khống chế ngặt
nghèo về chiều ngang và khổ vả' không bị đóng khung lại
trong lòng một khung cửi cố đinh như kiểu dệt của người
Thái, Tày, Mường,...
Bộ khung dệt của người Gia Rai khiến người dệt có thể
từ từ đan sợi theo nhịp. Tầng trên sau khi dệt thành mặt
vải có thể hoán vị cho tầng dưới mới chỉ là những thám
dọc, việc luân chuyển đó diễn ra suốt quá trình dệt. Do việc
dệt chỉ được tiến hành ở tầng trên, nên ngay ở tầng này
người dệt cũng phải phân thành hai tầng nhỏ hơn, gồm
một tầng trên và một tầng dưới. Một tầng là các sợi lẻ 1, 3,
5, 7...; một tầng là các sợi chẵn 2, 4, 6, 8... Hai tầng nhỏ ở
mặt trên này tuần tự và liên tục đảo vị trí cho nhau, trên
xuống dưới, dưới lên trên và ngược lại. Sau mỗi lần đảo,
người dệt lại luồn sợi ngang qua khe hở của hai tầng vừa
đảo, cứ thế liên tục điệp sợi ngang vào sợi dọc cho thành
mặt vải.
Í240